Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án Khu đô thị mới Ngã Năm-Sân bay Cát Bi và Lạch Tray-Hồ Đông: Sức ỳ còn lớn (kỳ 2)

Tái định cư cũng là một vấn đề nan giải. Hiện các hộ dân có đất ở hợp pháp bị thu hồi đều kiến nghị được giao đất tái định cư ngay trong khu đô thị, không chấp thuận nhận căn hộ chung cư, không nhận đất tái định cư tại khu vực khác.

Động đâu, vướng đó

Điều đáng nói là tốc độ rùa trong GPMB ở dự án Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi và Lạch Tray- Hồ Đông được thành phố, các ngành,  địa phương thấy rõ, chỉ đạo khá quyết liệt, thậm chí phê bình gay gắt trong nhiều cuộc họp, nhưng mức độ chuyển biến không nhiều. Thậm chí, các kết luận của lãnh đạo thành phố tại cuộc họp trước, sau 3 tháng kiểm điểm lại 

vẫn chưa nhúc nhích được là bao. Ngành nào, địa phương nào cũng có lý do chính đáng, khó bác bỏ, và trách nhiệm không phải của riêng ai.

 

Nguyên nhân sâu xa do dự án Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi có thời gian thực hiện quá dài nên luôn phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về chế độ, chính sách. Theo BQL dự án, việc thay đổi giá đất hàng năm gây tâm lý chờ đợi, so sánh trong nhân dân với mong muốn giá đất năm sau  cao hơn năm trước. Hơn nữa, nếu giá đất công bố giảm so với thời điểm kiểm kê sẽ càng khó khăn hơn trong việc vận động, thuyết phục các hộ dân nhận tiền, nhất là đối với các điểm đươợc coi là “ nóng”. Có nhiều trường hợp tự ý chia tách đất, nhà; một số chỉ chấp nhận kiểm kê sau khi “hoàn thành” các công trình nhà tạm, gạch vôn xây nghiêng, cơi nới nhà cấp 4 thành nhà 2 tầng, xây bể giả... để được nhận tiền bồi thường cao hơn... Mặt khác,  các chế độ chính sách hỗ trợ người dân sử dụng đất nông nghiệp, mất tư liệu sản xuất chưa phù hợp (2- 5 triệu đồng và hầu hết không sử dụng đúng mục đích).  Còn có tình trạng cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện các phương án bồi thường hỗ trợ, nhất là các khu vực có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, phải tổ chức nhiều cuộc họp, công tác thẩm định kéo dài, làm chậm tiến độ GPMB.

Tái định cư cũng là một vấn đề nan giải. Hiện các hộ dân có đất ở hợp pháp bị thu hồi đều kiến nghị được giao đất tái định cư ngay trong khu đô thị, không chấp thuận nhận căn hộ chung cư, không nhận đất tái định cư tại khu vực khác. Vì vậy, 3 khu tái định cư 9 tầng tại lô 27 phường Đông Khê với 208 căn hộ được thiết kế hiện đại, đẹp, ở vị trí thuận lợi nhưng xây dựng xong đã lâu mới có 5 hộ dân  nhận nhà. Giá đất tái định cư tới thời điểm này bộc lộ nhiều vấn đề chưa hơp lý nhưng chưa được sửa đổi kịp thời cũng gây  nhiều trở ngại. Hầu hết khu tái định cư được tính theo mức giá cũ, phê duyệt từ lâu, nhiều khu chỉ có giá 500.000- 550.000 đồng/ m2, nơi cao cũng khoảng hơn 1 triệu đồng đến hơn 2 triệu đồng/ m2 trong khi theo tính toán và khảo sát thực tế, giá thị trường tại các khu này gấp 6- 7 lần hoặc nếu chỉ tính đơn thuần chi phí đền bù, GPMB khu tái định cư cũng cao hơn quy định 2- 3 lần. Thêm vào đó, giá đền bù, hỗ trợ tuy được sửa đổi nhiều và càng về sau, kinh phí tương ứng với diện tích đất thu hồi càng cao nhưng chưa theo kịp với biến động của thị trường, làm công tác GPMB vốn đã khó lại càng phức tạp hơn.

Ngoài ra, tồn đọng nhiều đơn  khiếu kiện không có cơ sở giải quyết kéo dài, vượt cấp và không dứt điểm cũng ảnh hưởng nhiều tới dự án, nhất là tâm lý của các hộ liền kề. Họ trông chờ và thăm dò kết quả giải quyết của các ban, ngành đối với hộ này. Nếu thấy để lâu, họ cũng chần chừ không chịu cho kiểm kê hoặc tháo dỡ di chuyển, bàn giao mặt bằng với mục đích cứ để lâu biết đâu có lợi hơn(!). Vì vậy, nếu không đồng bộ và cương quyết, không thể giải phóng được mặt bằng. 

Nguyên nhân trực tiếp, theo BQL dự án và theo nhiều thông báo kết luận của lãnh đạo thành phố, các địa phương chưa tập trung thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND thành phố; xử lý các trường hợp vi phạm thiếu kiên quyết; kiểm kê, đền bù còn chậm, thậm chí có sai sót. Sự kết hợp giữa các ngành, địa phương còn hạn chế, thiếu chặt chẽ, nhất là sự phối hợp giữa các ngành thành phố với các địa phương. Những khó khăn này, theo một số cán bộ thực hiện dự án, còn khó giải quyết hơn cả khi mới bắt đầu làm con đường trục chính Lê Hồng Phong, xương sống của cả khu đô thị. Dường như có một lực cản nào đó khiến công việc không chạy, việc đền bù, GPMB cứ lình xình mãi tháng này qua tháng khác. Không ít người cảm thấy nản lòng...


(Theo Báo Hải Phòng)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Dự án Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi và Lạch Tray- Hồ Đông: Sức ỳ lớn (kỳ 1)
  • Dự án Khu đô thị mới Ngã Năm- Sân bay Cát Bi và Lạch Tray- Hồ Đông: Sức ỳ lớn (kỳ cuối)
  • Hưng Yên: Phê duyệt đề án phát triển giao thông nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
  • Đau đầu với những dự án “rùa”
  • Chính phủ đồng ý nghiên cứu Dự án Nhà máy thép liên hợp tại Dung Quất
  • 35 dự án đầu tư vào Vân Phong và bán đảo Cam Ranh
  • Đầu tư 1.200 tỷ đồng xây dựng khu thương mại- dịch vụ Vina Paradise Sơn Tịnh
  • Tp.HCM: Tìm tài trợ cho các dự án metro
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!