Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án mở rộng xa lộ Hà Nội - Đi chẳng được, ở chẳng xong

Dự án sắp triển khai, nhà cửa của người dân sẽ bị san bằng chỉ là chuyện ngày một, ngày hai. Thế nhưng, đến nay nhiều hộ dân nằm trong diện bị giải tỏa phục vụ dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội vẫn chưa nhận được tiền bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất để tự lo chỗ ở mới. Đó là tình cảnh xảy ra đối với nhiều hộ dân ở quận Thủ Đức TPHCM.

Xa lộ Hà Nội sắp được mở rộng. Ảnh: Đ.LÝ

Chưa biết đi về đâu

Chị Nguyễn Thị Anh, nhà số 601 xa lộ Hà Nội phường Linh Trung quận Thủ Đức lo lắng: “Dự án đã gần triển khai, trong khi tiền bồi thường, hỗ trợ đất bị giải tỏa chưa nhận được. Nếu cứ như thế này, khi giải tỏa chúng tôi lấy đâu ra tiền để lo chỗ ở mới và không biết cuộc sống của cả gia đình sẽ đi về đâu”.

Còn ông Nguyễn Văn Em, nhà số 603 bức xúc: “Gia đình tôi ở đây đã mấy chục năm nay. Trước đây, khu vực này vốn là vùng đất không hề biết ngập nước là thế nào, nhưng những năm gần đây khi các công trình mọc lên đã biến vùng này trở thành vùng trũng thấp, nên mỗi khi có mưa nước ngập sâu cả mét tràn vào tận nhà, khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay khu vực đất nhà ở của gia đình nằm trong dự án mở rộng xa lộ Hà Nội buộc phải giải tỏa, nên muốn sửa sang nâng cấp nhà cửa đành bó tay. Trong khi mùa mưa sắp tới, nếu không sớm trả tiền đền bù và bố trí tái định cư (TĐC) không biết mùa mưa này cuộc sống của cả gia đình tôi với 7 nhân khẩu sẽ ra sao?”.  

Một số người dân ở đây còn cho biết thêm, hiện nay cách tính giá đền bù và diện tích đất đền bù có nhiều vấn đề không rõ ràng. Chị Trịnh Thị Lành, số nhà 605 cho biết: “Nhà chúng tôi ở mặt tiền đường nhưng trong danh sách đền bù bị địa phương tính theo giá đất hẻm. Trong khi đó trên thực tế đất chúng tôi không có hẻm đi vào”.

Còn ông Nguyễn Văn Em than vãn: “Đất gia đình tôi là đất cha ông để lại có nguồn gốc rõ ràng. Hàng năm, tôi đóng thuế nhà đất diện tích là 600m²  nhưng nay địa phương công bố diện tích đất được hưởng đền bù chỉ có 268m². Như vậy chúng tôi phải chịu thiệt đến gần hơn 300m²”. 

Thiếu tiền chi trả

Theo Quyết định số 1424/QĐ - UBND ngày 31-3-2008 của UBND TPHCM về thu hồi đất để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng chuẩn bị thực hiện dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đoạn đi qua quận Thủ Đức (thuộc các phường Trường Thọ, Bình Thọ, Linh Trung), diện tích đất thu hồi là 446.980,24m² với 241 hộ bị giải tỏa (trong đó khoảng 211 hộ dân, 29 tổ chức và 1 Tịnh xá). Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến khoảng hơn 367 tỷ đồng.

Thời gian triển khai thực hiện phương án bồi thường trong 2 năm 2008 -2009.

Dù phương án bồi thường là vậy, nhưng đến nay người dân bị ảnh hưởng dự án mở rộng xa lộ Hà Nội đang rơi vào tình cảnh “đi chẳng được mà ở cũng chẳng xong”.

Bà Bùi Thị Rạng, Phó ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Thủ Đức cho biết: Về cơ bản mọi hồ sơ thủ tục bồi thường, hỗ trợ TĐC cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án mở rộng xa lộ Hà Nội quận đã làm xong và gửi Sở Tài chính phê duyệt phương án đền bù để chi trả cho người dân. Tuy nhiên, trong năm 2009 Sở Tài chính chỉ mới ghi vốn cho quận ứng 150 tỷ đồng để chi trả tiền đền bù.

Với số tiền này, quận chỉ trả cho 40 trường hợp (trong đó có 36 hộ dân và 4 đơn vị doanh nghiệp) và mua một số suất chung cư Mỹ Long (39 tỷ đồng) để bố trí TĐC cho dân. Trong năm 2010 này, quận đề xuất Sở Tài chính ghi thêm 500 tỷ đồng để chi trả tiếp cho người dân, nhưng đến nay sở vẫn chưa phê duyệt phương án đền bù ghi vốn, nên quận chưa có tiền chi trả cho dân.

Còn việc người dân phản ánh, giữa diện tích đất được hưởng bồi thường, đền bù giải tỏa của dự án khác với diện tích thực tế mà họ phải đóng thuế nhà đất hàng năm, cần phải hiểu rõ rằng: Diện tích đất mà người dân đóng thuế hàng năm hoàn toàn không liên quan với diện tích quyền sử dụng đất được áp giá đền bù giải tỏa. Bởi lẽ, diện tích đất đền bù cho dân chỉ căn cứ trên phần diện tích được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, hiện nay trên tuyến đường này có tới 3 tuyến ống cống cấp thoát nước đi qua, nên có khả năng nhiều trường hợp đất sử dụng của người dân nằm trong ranh giới tuyến ống cống đi qua. Do đó, theo quy định thì phần diện tích này sẽ không nằm trong trường hợp được hưởng chế độ bồi thường của dự án.

Trong khi tiền đền bù giải tỏa cho các hộ dân bị ảnh hưởng dự án chưa được địa phương chi trả, đầu năm 2010, UBND TPHCM chấp thuận điều chỉnh, bổ sung đơn giá đất ở bồi thường, hỗ trợ đối với dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội theo hướng tăng lên.

Về vấn đề này, bà Bùi Thị Rạng giải thích: “Vừa rồi, thấy báo chí đăng tải việc UBND TPHCM chấp thuận điều chỉnh, bổ sung đơn giá đất ở bồi thường, hỗ trợ đối với dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, nhưng chúng tôi chưa nhận được văn bản cụ thể nào. Do đó, việc áp giá đền bù cho người dân trước mắt vẫn thực hiện theo khung giá trước đây”.

 

(Theo Đình Lý // SGGP Online)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Hà Nội: 314 triệu USD xây khu đô thị Tây Hồ Tây
  • Ảo vọng từ các siêu dự án (Bài 4)
  • Ảo vọng từ các siêu dự án (Bài 3)
  • Ảo vọng từ các siêu dự án (Bài 2)
  • Ảo vọng từ các siêu dự án (Bài 1)
  • Đầu tư 315 triệu USD khu đô thị mang phong cách Hàn Quốc
  • 500 triệu USD đầu tư dự án Sen Việt tại thánh địa Yên Tử
  • DIC đầu tư 1.780 tỷ đồng vào hai dự án ở Bà Rịa - Vũng Tàu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!