Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bão tài chính càng mạnh càng nhiều tiền giả

Gần đây, các phương tiện truyền thông Trung Quốc lan truyền thông tin cảnh báo loại tiền giả Nhân dân tệ (NDT) siêu giống đang lưu hành khắp các tỉnh thành trong cả nước.
 

Tiền giả đang là một vấn nạn đối với kinh tế toàn cầu

Còn ở Ấn Độ, tiền giả chiếm tới 36% lượng tiền đang lưu thông trên thị trường.

Quốc gia khốn đốn nhất về tiền giả có lẽ là Ấn Độ. Tiền giả ở nước này có đủ loại khiến nhiều người dân bất hạnh bị khuynh gia bại sản.

Theo con số thống kê của Cục Tình báo Ấn Độ và Ngân hàng Trung ương nước này, hiện nay lượng tiền rupee giả trên thị trường lên tới 51 tỷ USD, chiếm tới 36% lượng tiền mặt đang lưu thông. Một nhân viên tổ điều tra đặc biệt chống tiền giả của Bộ Tài chính cho biết, nạn tiền giả đang đe dọa nền kinh tế đất nước.

Là một trong số những quốc gia lưu thông đồng rupee của Ấn Độ, nền kinh tế của Nepal cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều nhóm tội phạm đã tổ chức in tiền giả ở Nêpal rồi tung ra gây rối loạn thị trường tiền tệ nước này. Tiền giả được phỏng chế gần như thật, không những lừa được mắt thường mà còn qua mặt được cả một số loại máy kiểm tiền.

Không chỉ vậy, một số tổ chức khủng bố và tội phạm quốc tế còn lợi dụng việc Nepal lưu thông đồng rupee của Ấn Độ để rửa tiền, in và vận chuyển tiền giả vào.

Cuối năm 2007, cơ quan hữu quan của Nepal cho biết họ có trong tay lượng tiền giả lên tới 25 triệu rupee. Đối với quốc gia có mức GDP bình quân đầu người chưa tới 300 USD/năm này cũng đã là một gánh nặng lớn.

Ngoài 25 triệu nói trên, còn có một lượng rupee giả lớn khác nằm im trong các toà án Nepal. Một số vụ án tiền giả đã thụ lý tới 8 năm nay mà vẫn chưa xử lý được.

Đồng dollar Mỹ (USD) từ trước đến nay luôn chiếm lĩnh vị trí đứng đầu trong lĩnh vực tiền giả của thế giới. Theo Viện Khoa học Mỹ, trong số dollar lưu hành trên toàn thế giới hiện nay, cứ 1 triệu tờ giấy bạc thì có 30 tờ là tiền giả.

Các nước châu Âu cũng là nạn nhân của tiền giả. Từ khi được chính thức lưu hành ngày 1/1/1999 đến nay, đồng euro đã trở thành mục tiêu mới của bọn tội phạm.

Con số thống kê năm 2007 cho thấy, có tới trên 6 tỷ euro tiền giả lưu thông trên thị trường. Các nước châu Âu mỗi tháng tịch thu bình quân 4 vạn tờ tiền giả. Tháng 7/2008, cảnh sát Thụy Sỹ ra thông báo số lượng tiền giả đang liên tục gia tăng.

Đợt tiền euro giả đầu tiên xuất hiện vào đầu năm 2002 được làm bởi các tay in ấn nghiệp dư, chất lượng rất kém. Đến tháng 6/2002, loại euro giả tinh vi đã xuất hiện. Đó là những tờ bạc mệnh giá 50 euro do các phần tử tội phạm Pháp in ấn.

Sau đó, từ năm 2003 đến 2005, các tập đoàn tội phạm ở Đông Âu, Italia và Colombia đã nhảy vào cuộc, đồng euro giả đã trở thành thảm họa.

Theo tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), cứ 5 - 7 năm, giấy bạc của mỗi quốc gia lại phải thay đổi kỹ thuật chống làm giả, vì trong thời gian đó bọn tội phạm đã nắm được những biện pháp kỹ thuật phòng chống tiền giả.

Chính phủ Mỹ đã có những hành động tương ứng: năm 2002 phát hành loại tiền mới mệnh giá 20 USD, năm 2004, áp dụng kỹ thuật in mới đối với tiền mệnh giá 50 USD, năm 2008, trên tờ bạc mệnh giá 5 USD, người ta đã thay đổi màu sắc và hình đầu trên chân dung Tổng thống Lincoln.

Hiện tượng suy thoái kinh tế hiện nay đã khiến cho tỷ lệ tiền giả đang ngày một gia tăng. Cơ quan đặc trách chống tiền giả Mỹ cho biết, số lượng tiền giả xuất hiện đang ở đỉnh cao nhất trong 5 năm gần đây.

Theo báo chí Mỹ, ngay vào lúc kinh tế phát triển, tình trạng buôn bán ma tuý và tiền giả cũng không thể giải quyết được.

Do đó, trong bối cảnh kinh tế đang sa sút và số người thất nghiệp không ngừng như hiện nay, đây quả là vấn đề nan giải đối với chính phủ của ông Obama.

(Theo TPO)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng "mở đường" cho hoạt động rửa tiền
  • “Cẩn trọng với sự trở lại của lạm phát”
  • Khủng hoảng kinh tế và cơ hội cho các “đại gia” dầu lửa
  • Khủng hoảng kinh tế: Thực và ảo
  • Khủng hoảng toàn cầu: Tai họa bắt đầu tư đâu?
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu và vai trò của chính sách kích cầu
  • Khủng hoảng thay đổi vị trí những thành phố đắt đỏ nhất
  • Làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!