Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước đang phát triển sẽ thiếu hụt tài chính từ 270 đến 700 tỷ USD trong năm 2009?

Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo kinh tế toàn cầu năm 2009 sẽ suy giảm lần đầu tiên kể từ Thế chiến II và đưa ra ước tính các nước đang phát triển thiếu hụt tài chính từ 270 đến 700 tỷ USD.


Trong báo cáo chuẩn bị cho cuộc họp diễn ra ngày 13 - 14/3 của các Bộ trưởng Tài chính và thống đốc nhóm 20 nước phát triển và đang phát triển tại London, WB cho biết, sự sụt giảm toàn cầu đang ảnh hưởng các nước phát triển và đang phát triển. GDP toàn cầu năm nay sụt giảm lần đầu tiên kể từ Thế chiến II với tăng trưởng thấp hơn ít nhất 5 điểm so với mức tiềm năng.


Theo WB, sản lượng công nghiệp toàn cầu tính đến giữa năm 2009 thấp hơn 15% so với cùng kỳ 2008. Thương mại thế giới đang sụt giảm kỷ lục trong 80 năm, đặc biệt Đông Á thiệt hại nặng nhất.


Tổ chức này cảnh báo các thể chế tài chính quốc tế không thể tự trang trải thiếu hụt tài chính ước tính từ 270 đến 700 tỷ USD (bao gồm nợ chính phủ, nợ tư nhân, thâm hụt thương mại) cho 129 nước đang phát triển và chỉ khoảng 25% nước đang phát triển có các biện pháp tài chính đủ để chống đỡ với kinh tế sụt giảm. WB báo cáo 94 trong 116 nước đang phát triển đang giảm tăng trưởng kinh tế, trong đó 43 nước có tỷ lệ nghèo khổ cao.


Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ khiến những nước nghèo và đang phát triển khó tiếp cận với nguồn vốn cần thiết. Những nước nghèo nhất thế giới sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Chỉ ¼ số những nước dễ chịu ảnh hưởng mới có đủ khả năng làm dịu việc kinh tế đi xuống thông qua chương trình tạo thêm việc làm. Khi nước giàu vay tiền ngày một nhiều hơn, nước nghèo không còn được tiếp cận với nguồn vốn vay. Nhiều tổ chức trước đây hay cho các nước nghèo vay tiền đã biến mất. Những nước đang phát triển còn tiếp cận được với nguồn vốn vay sẽ phải chịu chi phí cao hơn và nguồn tiền chậm hơn, điều này làm chậm đầu tư và tăng trưởng.


Để làm dịu gánh nặng đối với nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới kêu gọi các nước phát triển, tổ chức tài chính và lĩnh vực tư nhân hợp tác. Giám đốc WB Robert Zoellick kêu gọi cần giải pháp toàn cầu cho khủng hoảng này và việc ngăn ngừa thảm hỏa kinh tế ở các nước đang phát triển giữ vai trò quan trọng trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng: Bao giờ đến đáy?
  • Thế giới mất 50.000 tỷ USD vì khủng hoảng tài chính
  • Chưa có hồi kết cho suy thoái kinh tế thế giới
  • Đối diện khủng hoảng tài chính toàn cầu: Làm gì để chọi "bão"?
  • Cần 25 tỷ hỗ trợ cho các nước nghèo
  • Bắt tay vượt qua khủng hoảng
  • Khủng hoảng kinh tế đã chuyển sang nước nghèo
  • Khủng hoảng có nguy cơ đào sâu thêm ngăn cách Đông - Tây
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!