Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần 25 tỷ hỗ trợ cho các nước nghèo

Khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu quét qua các nước nghèo nhất thế giới và để lại những hậu quả nghiêm trọng hơn. Điều đó, khiến các quốc gia này có cần tới 25 tỷ USD hỗ trợ nữa trong năm 2009. Đó là cảnh báo của quỹ tiền tệ thế giới IMF.

Qũy IMF miêu tả khủng hoảng tài chính toàn cầu như một làn sóng có sức nhấn chìm thứ 3. Sau những ảnh hưởng nặng nề đầu tiên đến các nước phát triển, cuộc khủng hoảng này cũng đã tác động đến các quốc gia mới nổi. Vì thế IMF đang lên tiếng kêu gọi các nước quyên góp không cắt giảm nguồn hỗ trợ của họ cho các nước này.


Trong một báo cáo IMF cho biết, các nước nghèo hứng chịu nhiều hơn trước khủng hoảng hiện tại bởi lẽ họ đã được hội nhập vào nền kinh tế tòan cầu nhiều hơn trước kia. Những ảnh hưởng rõ nhất thể hiện qua sự yếu kém trong thương mại, sự sụt giảm trong đầu tư nước ngoài và tiền gửi của những người dân làm việc tại nước ngoài.


Báo cáo cũng cho biết có hơn 20 quốc gia nghèo nhất, một nửa trong số đó nằm ở khu vực Cận Saharan của Châu Phi và là những quốc gia đáng được quan tâm nhất. Qũy cũng cảnh báo rằng nếu tăng trưởng toàn cầu và các điều kiện tài chính ngày càng xấu đi thì con số các quốc gia dễ bị tổn thương đó còn có thể tăng gấp đôi. Và điều đó có thể dẫn tới số tiền phát sinh cho hỗ trợ các nước này phải cần đến là 140 tỷ USD. Ông Dominique Strauss-Kahn người đứng đầu của quỹ IMF cho hay “Sau khi để lại hậu quả nặng nề cho các nước phát triển và sau đó là các nước mới nổi, làn sóng thứ 3 của khủng hoảng tài chính sẽ quét qua các nước nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.”Ông nói thêm “Nó tạo ra các rủi ro cho giành các mục tiêu tăng trưởng cao hơn, giảm tỷ lệ nghèo đói và ổn định chính trị mà các nước có thu nhập thấp đặt ra trong hơn thế kỷ qua.” Ông kêu gọi các nước hảo tâm giữ mức khuyên góp để ngăn chặn khủng hoảng về lòng nhân đạo.


IMF, đại diện cho 185 quốc gia cho hay năm ngoái Quỹ đã tăng các khoản hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp và cũng vẫn sẵn sàng đóng góp nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên phóng viên đài BBC ông Andrew Walker cho rằng lượng đóng góp đó vẫn còn tương đối thấp.

(Theo DDDN/ BBC)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Bắt tay vượt qua khủng hoảng
  • Khủng hoảng kinh tế đã chuyển sang nước nghèo
  • Khủng hoảng có nguy cơ đào sâu thêm ngăn cách Đông - Tây
  • Khủng hoảng có nguy cơ đào sâu thêm ngăn cách Đông - Tây
  • vẫn chưa đạt được sự nhất trí trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế
  • Khủng hoảng kinh tế có thể kéo dài
  • Anh, Mỹ sẽ bàn về chống khủng hoảng kinh tế toàn cầu
  • Khủng hoảng kinh tế khiến nhiều người tự tử
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!