Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đối phó với khủng hoảng kinh tế : Các thể chế tài chính cần hành động khẩn cấp

Ngày 10-2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner công bố sửa đổi phương án cứu trợ tài chính mới trị giá 1.500 tỷ USD. Theo đó, chương trình cho vay Dự trữ Liên bang sẽ được tăng từ 200 tỷ USD lên đến 1.000 tỷ USD . Còn 500 tỷ USD của phương án cứu trợ tài chính sẽ dành cho quỹ đầu tư công cộng và tư nhân nhằm giải quyết các khoản nợ xấu của ngân hàng.

Công nhân hãng GM của Mỹ thất nghiệp khi ngành ô tô khủng hoảng.

Trước đó, ông Geithner đã lên tiếng kêu gọi các bộ trưởng tài chính của nhóm các nước công nghiệp phát triển - G-7 (gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Italia và Canada), cần hành động “một cách nhanh chóng để khôi phục nền kinh tế toàn cầu”. Lời kêu gọi trên được đưa ra trước thềm cuộc họp các bộ trưởng tài chính của Nhóm G-7 tại thủ đô Roma (Italia) cuối tuần này.

Cùng ngày, phát biểu tại Viện Peterson về kinh tế quốc tế, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) nhà kinh tế Justin Lin cũng kêu gọi thành lập Quỹ Phục hồi kinh tế toàn cầu trị giá 2.000 tỷ USD nhằm giúp đỡ các nước nghèo đầu tư vào các lĩnh vực đang bị trì trệ và duy trì tốc độ tăng trưởng. Theo ông Lin, quỹ trên, nằm trong tinh thần của Kế hoạch Marshall về phát triển, giúp đỡ các nước nghèo đối phó với “bão” tài chính hiện nay.

Tuy nhiên, công cuộc chống khủng hoảng kinh tế hiện nay của nhiều nước đang bị đe dọa bởi nguy cơ trỗi dậy chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên toàn cầu. Cùng ngày, các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã nhóm họp tại Brussels nhằm tìm ra một biện pháp chung để đối phó với khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh xuất hiện bất đồng giữa Pháp và các quốc gia thành viên khác về chủ nghĩa bảo hộ.

Czech, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), thông báo sẽ triệu tập Hội nghị thượng đỉnh EU khẩn cấp vào cuối tháng này để thảo luận cách thức đối phó với khủng hoảng kinh tế của các nước thành viên. Chủ tịch EU cho biết sở dĩ phải tổ chức cuộc họp này là do có khuyến cáo từ một số nước EU về một sự “trì trệ nhất định” trong phối hợp chống khủng hoảng tài chính trong khối này khi một số nước đang có những kế hoạch riêng. Trong đó việc Pháp ngày 9-2 thông báo tài trợ gần 8 tỷ euro (10,4 tỷ USD) cho ngành sản xuất ô tô nước này có thể gây ra một cuộc “chạy đua” về mức độ bảo hộ giữa các nước trong khối.

Trong khi đó, tại Mỹ, một liên minh bao gồm các tổ chức dệt may Mỹ và tổ chức công đoàn đã thúc giục Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi hợp tác để khẩn cấp mở rộng và tăng cường những đạo luật và quy định nhằm kiểm soát mua bán các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ. Đồng thời, mở rộng phạm vi của điều khoản “Người Mỹ dùng hàng Mỹ” trong gói cứu trợ kích thích kinh tế được thông qua ngày 29-1.

(Theo SGGP)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Làm gì với khủng hoảng ?
  • Phát đạt trong suy thoái
  • Bộ trưởng Anh: Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất 100 năm qua
  • Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác chống khủng hoảng tài chính
  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng
  • IMF: Các nền kinh tế phát triển cũng "suy nhược"
  • Suy thoái kinh tế nhìn từ... biển số đẹp!
  • Khủng hoảng ở Mỹ: Nay có khác xưa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!