Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Làm gì với khủng hoảng ?

Vấn đề bây giờ cần bàn là tính chất và mức độ của khủng hoảng toàn cầu đối với ta như thế nào? Có phải chỉ là đến chậm, ở lâu và thầm sâu trước khi mở ra cơ hội mới không?

Đến chậm thì một phần có thể do những thiết chế chủ quan nên ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu tới ta chậm hơn nhiều nước khác. Tuy nhiên, phải chăng theo cái đà của giữa năm 2007 thì nền kinh tế nước ta đã đối mặt với  những thách thức bởi nguyên nhân tự thân của nó, nay gặp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chúng ta mới nhìn lại căn cơ để thấy được rằng, phải giải quyết những gì thuộc về nội tại mới là chính yếu.

Còn ở lâu và thấm sâu, ngoài cái lý trên thì vấn đề cần phải bàn không phải là nền kinh tế của ta to hay nhỏ mà là yếu, mỏng manh (fragile) hay vững chắc và mạnh?

Chúng ta đã nhận ra rằng nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều (và đương nhiên trong giai đoạn này phải như vậy) vào các nền kinh tế bên ngoài (xuất khẩu chiếm 135% GDP, hầu hết đầu tư trông vào vốn ODA, FDI...), giao dịch xuất - nhập khẩu và đầu tư chủ yếu tính bằng USD, dự trữ ngoại tệ... hầu như chỉ biết tới USD; với vị trí của nước Mỹ trên bản đồ kinh tế thế giới, USD là đồng tiền nhạy cảm nhất với bất cứ cuộc khủng hoảng tài chính -kinh tế với bất cứ quy mô nào; cộng thêm, nếu không nói là chủ yếu, do các định kiến cố hữu, mà từ việc chọn lĩnh vực, chọn ngành đến chọn các DN cụ thể để rót vốn đầu tư lại rơi vào những nơi kém hiệu quả; rồi cải cách hành chính còn chậm so với yêu cầu, rồi điều hành kém, chống tham nhũng chưa mạnh (có lúc phải hỏi nhau về "quyết tâm chống tham nhũng"), quản lý môi trường kém... nên đã rộ lên việc thảo luận về "phát triển bền vững"... Chính vì vậy mà ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cấu đối với ta sẽ  "ở lâu" và "thấm sâu" là điều khó tránh khỏi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khủng hoảng toàn cầu là cơ hội "trăm năm mới có một lần". Khi nói tới "cơ hội" thì thường nghĩ tới mặt tốt của vấn đề. Phải chăng cái tốt ở đây là cơ hội để tự vấn, tự xem lại mình, là cơ hội để "không tiếc tay" đào thải những lĩnh vực, ngành nghề, DN, con người điều hành... kém hiệu quả, để tạo đà bứt phá vào những lĩnh vực, ngành nghề có tương lai, sớm có đầu ra vững chắc, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu hướng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước; là cơ hội để mọi thứ trở về với giá trị thực của nó (và trong cái đà đó cũng khó tránh khỏi dưới cả giá trị thực), phải chăng là cơ hội cho việc sáp nhập và mua lại (M&A) của các DN để nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ hội cho việc đầu tư vào giáo dục, đào tạo lại nguồn nhân lực; cơ hội cho thu hút người tài, cơ hội cho vươn ra thị trường mới với việc đổi mới và vận dụng những phương thức kinh doanh mới...

Tận dụng cơ hội để tự hiệu chỉnh, cơ cấu lại và chuẩn bị bắt nhịp ngay khi cơ hội mới đến sau khủng hoảng được gọi là "kinh doanh khủng hoảng", bắt nguồn từ nhận thức "trong rủi có may".

Có lẽ ta cũng cần xem lại các giải pháp xử lý đối với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 mà các học giả đã nêu tại một cuộc hội thảo ngay sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng đó, nó gói gọn trong " Giải pháp 3R" (Three R Solution), đó là:

- Đo mình cho đúng (Right sizing)
- Kết cấu lại  (Re-Structuring)
- Tiếp thị lại  (Re- Marketing)

Trên thực tế, ta cũng đang làm cả ba chữ R trên, nhưng đúng hay chưa, đủ hay còn thiếu thì cần phải bàn. Cái nguy hiểm nhất là "Đo mình chưa đúng" (Wrong sizing) trong một thế giới động. Và từ đó mà Kết cấu lại, Tiếp thị lại liệu có thể đúng được không (?).

Làm thế nào để không đổ tiền vào những ngành hiệu quả rất thấp, vẫn vấn vương với uy thế "độc quyền"..., để "kích cầu" không trở thành "kích cung" cho một số ngành, một số DN làm ăn không có hiệu quả, lợi dụng cơ hội này, lợi dụng ưu ái của Nhà nước để "lành mạnh hóa" các khoản nợ vốn xấu        của họ...

Tài chính và ngân hàng vẫn luôn là nhịp đập của hệ thống tuần hoàn của cả nền kinh tế, nếu không xử lý tốt tình trạng "bội thực" của ngân hàng và "đói tiền" của DN, ngân hàng chưa được thực sự hoạt động như một DN, chưa được hoàn toàn độc lập trong việc thẩm định tính hiệu quả của dự án đầu tư trước khi rót tiền... thì khó tránh khỏi, nói một cách ví von "nhồi máu cơ tim của một cơ thể kinh tế vốn đang yếu ớt".        

2009 chắc phải là cơ hội tốt cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính, phải là cơ hội cho việc chống tham nhũng, cho việc quản lý chặt đầu tư công, cho việc chống lãng phí trong chi tiêu của cả nhà nước và từng người dân, cho việc cải cách giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực... Để làm được những việc này không thể thiếu công khai và minh bạch.

Bất cứ cuộc khủng hoảng nào rồi cũng thoát ra với nhiều cơ hội mới, sớm hay muộn là ở hệ điều hành trong quản lý vĩ mô, sự nỗ lực của từng ngành, từng DN và sự ủng hộ nhiệt thành của người dân.

 

(Theo dddn)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Phát đạt trong suy thoái
  • Bộ trưởng Anh: Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất 100 năm qua
  • Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường hợp tác chống khủng hoảng tài chính
  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng trầm trọng
  • IMF: Các nền kinh tế phát triển cũng "suy nhược"
  • Suy thoái kinh tế nhìn từ... biển số đẹp!
  • Khủng hoảng ở Mỹ: Nay có khác xưa?
  • Thế giới dài cổ ngóng giải pháp thoát khủng hoảng kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!