Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Suy thoái kinh tế nhìn từ... biển số đẹp!

Những ngày này, người Hồng Kông tỏ ra “hà tiện” hơn trong việc chi tiền để mua cho chiếc xe hơi của mình một biển số đẹp. Thực tế này cho thấy, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tác động tới xứ Hương Cảng mạnh mẽ tới mức nào.

Dấu hiệu rõ nét nhất cho xu hướng này là vào cuối tuần trước, một cuộc bán đấu giá biển đẹp tổ chức ở vùng lãnh thổ này chỉ huy động được 8,7 triệu Đô la Hồng Kông, tương đương 1,1 triệu USD, dành cho một quỹ từ thiện của chính quyền.

Số tiền này mới nghe qua thì có vẻ nhiều, nhưng một điểm cần lưu ý ở đây là người Hồng Kông tôn sùng xe hơi đến nỗi, nhiều người sở hữu xe thậm chí nuôi trong nhà người giúp việc chỉ chuyên rửa xe hàng ngày cho họ. Trong cuộc bán đấu giá biển đẹp tháng 1 năm ngoái, khi tình hình kinh tế còn tốt đẹp, số tiền thu về là 33,7 triệu Đô la Hồng Kông.

Tại cuộc bán đấu giá tổ chức tại trung tâm hội nghị Hồng Kông nói trên, mức giá cao nhất đưa ra là 1,7 triệu Đô la Hồng Kông (tương đương 215.120 USD hoặc gần 3,8 tỷ VND), dành cho biển số may mắn 2318. Cách đây một năm, một doanh nhân lĩnh vực hàng điện tử đã trả mức giá kỷ lục 16,5 triệu Đô la Hồng Kông (tương đương 2,1 triệu USD hoặc gần 37 tỷ VND) cho biển số 18.

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp leo thang trong ngành tài chính và hàng loạt các nhà công nghiệp phải đóng cửa nhà máy do suy thoái toàn cầu trở nên trầm trọng, ngay cả những người Hồng Kông nghiện mua sắm cũng phải hạn chế chi tiêu.

Trong một cuộc bán đấu giá tổ chức vào tháng 1, những biển số BACK OFF (Lùi lại) và THANK YOU (Cảm ơn bạn) chỉ được bán với giá 20.000 Đô la Hồng Kông (2.532 USD; xấp xỉ 44 triệu VND). Ngay cả biển số MY CAR (Xe của tôi) vốn được kỳ vọng là ngôi sao của buổi bán đấu giá cũng chỉ được trả giá cao nhất là 40.000 Đôla Hồng Kông (hơn 5.000 USD; khoảng 88 triệu VND).

“Tôi ngạc nhiên là những biển số này chỉ được trả giá thấp như vậy”, ông Man Hon Ngan, Giám đốc của công ty Lucky Number chuyên về phân phối biển đẹp cho hay. Ông cho biết, mới tháng 12/2008, ông đã phải trả giá 130.000 Đô la Hồng Kông (khoảng 16.500 USD; gần 290 triệu VND) mới mua được một biển số rất đơn giản là MF.

Lần này, ông mua được biển HL với giá chỉ 80.000 Đô la Hồng Kông (10.100 USD; 177 triệu VND), mặc dù trước đó ông tưởng mình sẽ phải trả tới 380.000 Đô la Hồng Kông mới có được biển số này. “Trước đây, những biển số gồm 2 chữ cái thế này có giá tối thiểu là 300.000 Đô la Hồng Kông”, ông Ngan nói.

Chơi số đẹp là một cách thể hiện mình mà người Hồng Kông yêu thích. Nhiều người dân xứ cảng thơm không có đủ tiền để mua một siêu xe thường muốn làm cho chiếc xe của mình thật đặc biệt, để họ không lẫn với hơn 7 triệu người Hồng Kông còn lại. Một trong những cách để làm được điều này là tìm một biển số độc và đẹp, mà nếu biển số có số 8 - con số may mắn theo quan niệm của người Trung Hoa - thì càng tốt.

Bởi thế, những cuộc bán đấu giá biển đẹp nói lên rất nhiều điều về tình hình chi tiêu nói chung ở Hồng Kông và cả Trung Quốc. Thống kê của hãng phân phối biển đẹp lớn nhất ở Anh là Regtransfers.co.uk cho thấy, 5 trong số 10 biển số xe hơi đắt nhất thế giới đã được bán tại Hồng Kông, 5 biển còn lại được bán ở Abu Dhabi và Anh.

Thực ra, cuộc bán đấu giá cuối tuần trước đã đạt doanh thu cao hơn vì đây là cuộc bán đấu giá đầu tiên của năm con Trâu. Ba cuộc bán đấu giá trước đó chỉ thu được 3 triệu Đôla Hồng Kông mỗi cuộc, bằng một nửa mức doanh thu của những lần đấu giá tương tự cách đó một năm.

Ông Ngan cho hay, số khách hàng tham dự những cuộc bán đấu giá biển đẹp hiện đã giảm 20 - 30%. Số khách là những người làm trong ngành tài chính, ngân hàng thì giảm tới một nửa.

Ông William Chu, một nhà phân phối biển đẹp khác thuộc công ty 89.com.hk, thì cho biết, tháng trước, ông tậu được biển số CCC 888 với giá 30.000 Đô la Hồng Kông (3.800 USD; 67 triệu VND), mặc dù trước đó vẫn nghĩ phải trả gấp đôi mức giá này. “Tôi không tin là biển MAM1 (Mẹ) chỉ được bán với giá 5.000 Đô la Hồng Kông. Trước đây, biển DADDY (Bố) được bán với giá cao hơn nhiều”, ông nói.

Phần lớn số biển đấu giá gần đây chỉ được bán với giá tối thiểu là 5.000 Đô la Hồng Kông. Anh Qamar Minhas, Giám đốc công ty buôn hàng điện tử Asmus cho hay, anh vừa mua được biển số ASMUS - tên công ty anh - với giá 5.000 Đô la Hồng Kông (633 USD; 11 triệu VND) cho chiếc Mercedes của công ty. Anh cho biết, nếu có người trả giá cao hơn, anh đã bỏ cuộc, nhưng chẳng có ai làm như vậy cả.

“5.000 Đô la Hồng Kông không phải là quá nhiều tiền để tên của công ty tôi được xuất hiện trên đường phố của Hồng Kông”, anh nói.

Các nhà kinh doanh biển đẹp như ông Ngan và ông Chu thì vẫn tỏ ra lạc quan về thị trường này. “Đây là thời điểm tuyệt vời để mua biển đẹp với giá rẻ”, ông Ngan nói. Ông tin rằng, tới giữa năm nay, thị trường biển đẹp lại ấm lên, vì “có đủ người giàu ở Hồng Kông”.

Ông Chu cho rằng, biển số đẹp sẽ giữ giá, thậm chí là lên giá, bất chấp môi trường khó khăn hiện nay.

( theo vneconomy )

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Khủng hoảng ở Mỹ: Nay có khác xưa?
  • Thế giới dài cổ ngóng giải pháp thoát khủng hoảng kinh tế
  • IMF dự báo kinh tế châu Á có thể phục hồi vào 2010
  • Chuẩn bị cho hậu suy thoái kinh tế
  • Nhật chi 17 tỷ USD giúp châu Á thoát khủng hoảng
  • Khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể tiếp tục trầm trọng hơn
  • Tây Ban Nha rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong 16 năm
  • Nhật Bản hỗ trợ khắc phục khủng hoảng tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!