Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khủng hoảng kinh tế khoét sâu bất đồng nội bộ EU

 

Việc các nước lớn trong Liên minh châu Âu (EU) tung ra hàng chục tỷ euro để cứu trợ hệ thống ngân hàng và ngành công nghiệp yếu kém của mình, mà ít quan tâm tới một giải pháp hỗ trợ chung với các nước nhỏ hơn, đang khiến nội bộ EU "lục đục".
 
Lối hành xử theo kiểu "phận ai, người nấy lo", không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nước thành viên trong việc chống khủng hoảng một lần nữa cho thấy việc mở rộng EU không đồng nghĩa với việc liên minh này trở nên vững mạnh hơn.
 
Các nước "EU mới" như Estonia, Latvia, Hunggary... chỉ trích các nước lớn cùng khối "quá ích kỷ", đã không ra tay tạo lập một ngân quĩ chung để giúp các nước nhỏ, vốn phải hứng chịu hậu quả nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, mà chỉ chăm chú lo cứu trợ cho nền kinh tế của mình.
 
Sự chỉ trích càng gia tăng khi Pháp tuyên bố kế hoạch cứu trợ ngành xe hơi của nước này trị giá 6 tỷ euro (7,8 tỷ USD). Theo đó, các tập đoàn Renault và PSA Peugeot Citroen của Pháp được vay vốn ưu đãi để duy trì hoạt động các nhà máy sản xuất trong nước. Động thái này của Pháp được các nước khác coi là hành động bảo hộ mậu dịch đối với các nước thành viên khác.
 
Trong khi đó, Séc, Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ và Slovakia lại coi "sáng kiến" của Paris cứu trợ ngành ôtô như một sự thách thức đối với sự liên kết giữa 27 nước thành viên EU và đề nghị Ủy ban châu Âu (EC) phải yêu cầu các nước thành viên tôn trọng các nguyên tắc chung.
 
Những căng thẳng giữa các nước thành viên tạo nên một thách thức lớn đối với các thể chế châu Âu, đặc biệt là ở thời điểm mà những nguyên tắc về cạnh tranh, thị trường chung và điều phối ngân sách bị đặt dưới một sức ép lớn từ các nước có điều kiện tài chính, luôn muốn làm nhẹ đi các nguyên tắc chung để cứu các ngân hàng và các ngành công nghiệp trong nước họ, trong khi chính các nước nghèo hơn mới cần được hỗ trợ để cơ cấu lại nền công nghiệp trong nước.
 
Các chuyên gia cho rằng EU cần phải chấm dứt các biện pháp cứu trợ nền kinh tế riêng lẻ, mà phải tập trung tìm kiếm giải pháp chung cho toàn khối thì mới có khả năng tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng hiện nay./

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!