"Trong bối cảnh đó, kinh tế trong năm 2009 tăng trưởng chậm lại. GDP có thể chỉ đạt 5 - 6%. Nếu phấn đấu quyết liệt thì khoảng 6 %"- ông Nguyễn Tiến Thỏa nói.
Theo ông Thỏa, môi trường kinh tế vĩ mô tuy từng bước ổn định nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tác động không thuận đến sản xuất kinh doanh và đời sống. Sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ giảm và thiếu nguồn vốn đầu tư. Sức mua trong nước trì trệ, cầu về hàng hóa dịch vụ thấp, hàng hóa khó tiêu thụ..
Cụ thể hơn, ông Phạm Minh Thụy, Trung tâm phân tích Dự báo giá cả thị trường - Viện ngiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả cho rằng, dự báo, chỉ số CPI tháng 12/2009 so với tháng 12/2008 có thể chỉ ở mức 108 - 109%.
Nếu những nhận định này là hiện thực, chỉ số giá sẽ xuống một con số vào cuối năm 2009, nhanh hơn mức kỳ vọng của Chính phủ.
Tuy nhiên, nhìn lại một năm lạm phát tăng cao gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế và đời sống người dân, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh - Viện nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cá cho rằng: "Sau một năm kiệt sức vì lạm phát và thu nhập thực tế của không ít hộ gia đình trở lại dưới mức nghèo, kỳ vọng tăng thu nhập của đại đa số nhân dân chưa thể nhanh chóng xuất hiện".
Theo ông Ánh, với thực tế này, thị trường trong nước cũng được dự báo phát triển chậm do sức mua của người tiêu dùng khó có thể cải thiện so với năm 2008. Thực tế, năm 2008, tổng mức bán lẻ dịch vụ - hàng hóa chỉ tăng có 6% sau khi đã loại trừ các yếu tố lạm phát.
Trước những khó khăn của kinh tế năm 2009 và tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2009 xuất hiện nguy cơ thất nghiệp gia tăng, chống thất nghiệp, duy trì và tạo thêm công ăn việc làm phải trở thành trọng tâm trong phát triển kinh tế đến 2010.
(Theo vietnamnet)
Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế Việt Nam 2009
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com