Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới dài cổ ngóng giải pháp thoát khủng hoảng kinh tế

 

Pascal Lamy, Tổng Giám đốc WTO, tại Davos

Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos đã bế mạc hôm 1/1 tại Thụy Sĩ mà không đưa ra được giải pháp rõ ràng cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

Thay vào đó, Diễn đàn kêu gọi tái xây dựng hệ thống kinh tế toàn cầu. Nhà sáng lập diễn đàn là GS. Klaus Schwab đã tuyên bố một "sáng kiến tái định hình toàn cầu" để cải cách ngân hàng, các quy định và quản lý công ty.

Trong 5 ngày diễn ra, hơn 2.000 lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp đã thảo luận cái mà một số người ở Davos gọi là "cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản". Tuy nhiên, hầu hết các cuộc thảo luận chỉ mô tả vấn đề mà không đưa ra được giải pháp.

Chủ đề chính thức của diễn đàn năm nay là "Định hình thế giới sau khủng hoảng" song hóa ra vấn đề này lại được đưa ra quá sớm. Hơn thế, các cuộc thảo luận đã chứng tỏ sự không chắc chắn giữa các chính trị gia và các lãnh đạo doanh nghiệp, khi họ tìm cách xác định mức độ của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện này và tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đó.

Không một đại biểu nào tại Davos bác bỏ dự báo rằng kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái sâu và kéo dài. Một nhà quản lý thị trường tiền tệ đã nói: "Nếu bạn tin rằng kinh tế thế giới sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn vào cuối năm nay hoặc trong quý đầu của năm 2010, tôi nói với bạn rằng điều đó sẽ không xảy ra và thậm chí chúng ta không biết khi nào thì giai đoạn khó khăn sẽ qua đi".

Một đại biểu khác tổng kết lại tình hình thảo luận tại Davos là "chúng ta không biết nên làm gì mà chỉ biết là chúng ta nên làm một việc gì đó và cần nhanh chóng làm việc đó".

Giáo sư Schwab nói rằng tình hình hiện nay là một thí dụ hoàn hảo. Các ngân hàng có thể đi đầu và thiết lập một hệ thống tự quản lý chứ không nên đợi chờ các chính phủ quản lý nó. Mặc dù vậy, hành động này có lẽ là quá muộn. Thủ tướng Đức là Angela Merkel và Thủ tướng Anh Gordon Brown đã kêu gọi thành lập một cơ quan quản lý toàn cầu để đảm bảo hệ thống tài chính quốc tế vận hành ổn định hơn.

Tổng Giám Mục Desmond Tutu của Nam Phi nói rằng "chúng ta đã chi hàng tỷ đôla để cứu các ngân hàng khi chúng ta biết rằng chỉ một phần nhỏ của số tiền đó có thể cứu mọi trẻ em trên thế giới".

Mặc dù vậy, không phải tất cả mọi người nhận thông điệp này đều có mặt tại Diễn đàn ở Davos. Các lãnh đạo kinh doanh của hầu hết các ngân hàng ở phố Wall đã hủy kế hoạch tham gia diễn đàn và ở lại văn phòng của họ.

Có lẽ như vậy lại tốt hơn vì ngay ở thánh đường của chủ nghĩa tư bản này, đã có những lời kêu gọi nhanh chóng trừng phạt những người gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu. Thế nhưng, hầu hết mọi người nhất trí rằng mặc dù chủ nghĩa tư bản cần được sửa chữa song nó vẫn chưa sụp đổ tới mức không thể gượng dậy được.

Vào tháng tư tới, tâm điểm sẽ là hội nghị G20 tại London, nơi các lãnh đạo chính trị từ các nền kinh tế công nghiệp và đang nổi sẽ thảo luận cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. GS Schwab cho rằng G20 sẽ không giải quyết được mọi việc và sẽ không giải quyết được mọi khía cạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Có lẽ lo ngại lớn nhất, ngoài cách đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng, là sự đe dọa của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Các lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp đã nhất trí rằng gia tăng các rào cản thương mại sẽ có tác động tiêu cực trước hết là tới các nền kinh tế của những nước giàu và sau đó là những người nghèo nhất trên thế giới.

Các nhà tổ chức diễn đàn đã nỗ lực để đảm rằng cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính toàn cầu không làm mất sự chú ý của mọi người tới cuộc chiến chống đói nghèo song thật khó. Rốt cuộc thì các lãnh đạo toàn cầu phải thảo luận một loạt các vấn đề trong suốt 5 ngày.

Diễn đàn Davos, từng được coi là một bữa tiệc phô trương của những người giàu và có thế lực, đã đối mặt với cái có thật: cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu và hàng triệu người bị ảnh hưởng đang rất tức giận.

(Theo Bình Dương)

Bài thuộc chuyên đề: Khủng hoảng kinh tế - Việc làm - Thất nghiệp

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • IMF dự báo kinh tế châu Á có thể phục hồi vào 2010
  • Chuẩn bị cho hậu suy thoái kinh tế
  • Nhật chi 17 tỷ USD giúp châu Á thoát khủng hoảng
  • Khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể tiếp tục trầm trọng hơn
  • Tây Ban Nha rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong 16 năm
  • Nhật Bản hỗ trợ khắc phục khủng hoảng tài chính
  • Suy thoái kinh tế: Từ góc nhìn một chủ DN nhỏ
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới không dịu trước 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!