Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát đang gia tăng tại các nước sử dụng đồng tiền chung Euro

Tỷ lệ lạm phát hàng năm đã tăng từ 1,4  (tháng 6) lên 1,7% trong tháng bảy tại khu vực đồng euro

Lạm phát tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung Euro (Eurozone) đã lên tới mức cao của 20 tháng do sự gia tăng trong giá thực phẩm và năng lượng.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm đã tăng từ 1,4% trong tháng 6 lên 1,7% trong tháng 7 và tương quan với những dự đoán của các nhà kinh tế. Lạm phát cao nhất diễn ra tại Hy Lạp với 5,5% và thấp nhất tại Ireland với -1,2%. Lạm phát cơ bản của khu vực này cũng đã tăng từ 0,9% lên tới 1% do tác động của sự gia tăng thuế VAT tại các nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Phần Lan.

Theo ông Martin van Vliet - nhà kinh tế tại ING “Các thành phần không cơ bản (như các mặt hàng thực phẩm và năng lượng) có thể đẩy lạm phát lên cao hơn trong những tháng tới, đặc biệt khi giá thực phẩm tiêu dùng leo thang do tác động của sự tăng vọt của giá ngũ cốc trong thời gian gần đây.” Các tỷ lệ lạm phát hàng năm thấp nhất là trong các mặt hàng thiết bị dân dụng, văn hóa, giải trí và truyền thông.Mặc dù lạm phát dâng cao nhưng ngân hàng TW Châu Âu (ECB) cho biết họ sẽ không tăng các tỷ lệ lãi suất trong tương lai gần do sự hồi phục kinh tế của khu vực vẫn còn bất ổn. Trong khi nền kinh tế Đức bật nẩy mạnh mẽ trong quý II thì các nước khác như Hy Lạp và Tây Ban Nha vẫn đang phải vật lộn trong khó khăn.

(Theo Bùi Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát tại Anh vẫn cao vì giá năng lượng tăng
  • Lạm phát của Trung Quốc tăng lên cao do lũ lụt
  • Khủng hoảng nợ châu Âu chỉ đang tạm lắng!
  • Doanh nghiệp nhỏ “đã hết lo khủng hoảng tài chính”
  • Những cạm bẫy hậu khủng hoảng kinh tế
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Loay hoay tìm “đơn thuốc”
  • Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam
  • Tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!