Chính sách nới lỏng tiền tệ cũng là nguyên nhân gây lạm phát |
Bộ phận phân tích thông tin kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist cho rằng, mối lo ngại chính của các nhà hoạch định chính sách ở châu Á hiện nay không phải là tăng trưởng chậm mà là vấn đề lạm phát.
Theo phân tích này, dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trong tháng 3, tỷ lệ lạm phát của hai nước này lần lượt là 9,9% và 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nỗ lực kiềm chế lạm phát hiện mạnh nhất ở Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua.
Phân tích cho rằng áp lực lạm phát đang tăng lên với cả châu Á và dự báo mức trung bình với khu vực (trừ Nhật Bản) sẽ tăng gần gấp đôi so với mức 2,7% của năm ngoái. Nguyên nhân tăng nguy cơ lạm phát ở mỗi nước một khác, nhưng cũng có nhiều vấn đề chung, trong đó lớn nhất là do giá hàng tiêu dùng tăng cao hơn nhiều so với cách đây một năm, trong khi giá dầu hiện ở mức trên 80 USD/thùng, cao gấp đôi so với cách đây một năm. Nguyên nhân thứ hai là sự phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á, giúp vấn đề thừa công suất sản xuất (yếu tố gây áp lực giảm giá hàng hóa) được giải quyết.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác làm tăng mối lo ngại lạm phát, đó là việc xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng nhanh trong thời gian khủng hoảng sẽ tạo ra một lượng tiền mặt dư thừa, có thể nhanh chóng trở thành mối đe dọa ở các nền kinh tế khác nếu lãi suất được giữ ở mức thấp quá lâu.
(Theo Khoa Hà // Diễn đàn doanh nghiệp // Reuters)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com