Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát sẽ cao hơn 8,5%?

Chính sách tiền tệ cần nên thận trọng hơn để kiềm chế lạm phát. (Ảnh minh họa) Ảnh: HTD
Không thể lơ là việc kiềm chế lạm phát khi kinh tế đã từng bước phục hồi và mặt bằng giá đang nhích lên.
 
Dự báo chỉ số lạm phát năm nay lên đến 10,5%, cao hơn mức 7% mà Quốc hội đã duyệt. Đó là lo ngại được nêu tại Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2010 do ĐH Quốc gia Hà Nội công bố hôm 8-4.

Lạm phát khó thấp hơn 8,5%?

Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm nay đã dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế. Theo kịch bản lạm phát ở mức thấp, dự báo mức lạm phát 8,5% thì GDP đạt 6,3% trong năm nay được xem là thành công lớn của Việt Nam. Để đạt được mức lạm phát này, Chính phủ cần thận trọng trong chính sách tiền tệ.

Kịch bản thứ hai là mức lạm phát cao đến 10,5% và tăng trưởng đạt 6,8%-6,9%. Mức tăng trưởng này có thể là tác nhân gây những bất ổn kinh tế vĩ mô, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), trong năm nay, nếu chỉ tiêu tăng trưởng đạt 6,5% như Quốc hội phê duyệt thì lạm phát khó có thể thấp hơn 8,5%. Do vậy, trong năm nay, chúng ta không thể lơ là việc kiềm chế lạm phát khi kinh tế đã từng bước phục hồi và mặt bằng giá đang nhích lên.

Một trong những cơ sở đưa ra dự báo lạm phát tăng cao trong năm nay, ông Thành phân tích: Đó là tác động của gói kích thích kinh tế năm 2009, nhất là hỗ trợ lãi suất 4%. Không phủ nhận được những mặt tích cực mà chính sách hỗ trợ lãi suất mang lại nhưng đây chỉ là hỗ trợ ngắn hạn nên vốn dành để phát triển sản xuất rất ít.

Ông Mai Thanh Hải, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận định: “Trong năm 2009, số lao động thất nghiệp lớn hơn rất nhiều so với con số 113.000 người mà báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đưa ra”. Ông Hải cho biết thực tế việc nhiều lao động bị sa thải nhưng lại không được thống kê, báo cáo. Hiện khu vực sản xuất rất khó khăn, chắc chắn sắp tới còn khó khăn hơn nữa khi lãi suất vốn vay lên đến 18% như hiện nay. Mức lãi mà đa phần các doanh nghiệp phấn đấu chỉ khiêm tốn mức 5% tổng chi phí kinh doanh mà thôi.

Cần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng

Để kiềm chế lạm phát, ông Thành cũng nhấn mạnh đến việc không nên thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc mà cần linh hoạt theo diễn biến của thị trường để duy trì thanh khoản cho nền kinh tế. “Đặc biệt là việc duy trì lãi suất huy động xuống thấp sẽ giúp kéo lãi suất cho vay xuống là sai lầm. Bởi lẽ nếu lãi suất huy động thấp hơn mức tự nhiên của thị trường có thể sẽ dẫn đến luồng tiền tiết kiệm bị rút ra khỏi thị trường. Điều nghiêm trọng là hệ thống ngân hàng trở nên khan hiếm vốn, khi đó chắc chắn lãi suất cho vay không thể giảm được” - ông Thành khuyến cáo.

Đồng tình với nhận định trên, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng phải có điều chỉnh về chỉ tiêu tăng trưởng. Chúng ta không thể tiếp tục đầu tư dàn trải, khởi công, động thổ nhiều dự án. Như ngành điện đầu tư 40 MW mà không đưa vào hoạt động đúng kỳ hạn khiến thiếu điện triền miên. Tiến sĩ Đỗ Đức Định, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế-xã hội, cũng cho rằng cần hạn chế các dự án khởi công, động thổ mà không hoàn thành đúng thời hạn. Vì hiệu quả của đồng vốn chứ không phải tăng trưởng bằng bất cứ giá nào.

9,7 tỉ USD đang được găm giữ trong dân và doanh nghiệp

Năm 2009, Chính phủ đã vay từ rất nhiều nguồn như kiều hối, các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á… Tuy nhiên, có 9,7 tỉ USD không xuất hiện ở trong tài khoản của ngân hàng. Rõ ràng khoản ngoại tệ đang được người dân và doanh nghiệp dự trữ, găm giữ chứ không được lưu thông trên thị trường. Điều này cho thấy Việt Nam không thiếu ngoại tệ mà thiếu thanh khoản ngoại tệ.

(Tiến sĩ LÊ ĐĂNG DOANH)

Lạm phát thấp thì không ai muốn giữ đôla

Việc người dân găm giữ đồng đôla phụ thuộc rất lớn vào chỉ số lạm phát tăng bao nhiêu. Nếu như lạm phát thấp thì không ai muốn giữ đồng đôla cả. Còn nếu lạm phát luôn rình rập ở mức cao, đồng Việt Nam có xu thế mất giá thì chắc chắn việc người dân găm giữ đôla là điều khó tránh khỏi.

(Tiến sĩ VÕ TRÍ THÀNH, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)

(Theo Lê Thanh - PL)

Bài thuộc chuyên đề: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ?

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Không để lạm phát cao trở lại
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền
  • Lo lạm phát, Australia liên tục nâng lãi suất
  • Kỳ tích vượt “bão” suy thoái
  • Chống lạm phát: siết chi tiêu công, tăng hiệu quả đầu tư
  • GBP trượt giảm nhẹ sau thông tin CPI giảm
  • Quyết liệt kiểm soát lạm phát: Điểm cốt yếu ở đâu?
  • Lạm phát sẽ tùy thuộc vào điều hành
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!