Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Châu Âu: Lạm phát tăng nhiều hơn dự đoán

Giá dầu tăng đẩy lạm phát tăng nhanh ở khu vực EU. Ảnh: Reuters

Lạm phát ở châu Âu đã tăng nhiều hơn so với dự đoán của các nhà kinh tế do giá dầu cao hơn, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp lần đầu tiên chạm mức hai con số kể từ năm 1998.

Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu hôm 31-3 cho biết giá tiêu dùng trong tháng 3 ở khu vực này đã tăng 1,5% so cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 0,9% trong tháng 2. Đây là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 12-2008, hơn mức dự báo 1,1% của Bloomberg. Đồng thời, thất nghiệp tăng 10% trong tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 8-1998, theo một báo cáo khác.

Ngay cả khi giá dầu đẩy lạm phát lên cao ở khắp châu Âu, thất nghiệp gia tăng và nhu cầu tiêu dùng ít ỏi có thể làm giảm chi tiêu tiêu dùng và khiến các công ty khó vượt qua được với chi phí cao hơn.

Sau khi các số liệu trên được công bố, đồng euro đã tăng giá so với đô la Mỹ, giao dịch ở mức 1,3465 đô la Mỹ ăn 1 euro vào lúc 11 giờ 7 phút sáng ngày 31-3 tại Luân Đôn, tăng 0,4% trong ngày.

Vào ngày 8-4, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ quyết định giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1%, theo một cuộc khảo sát các nhà kinh tế Bloomberg. Lãi suất trên được cho là sẽ duy trì đến quý đầu tiên của năm 2011.

Nền kinh tế châu Âu có thể phải nỗ lực để tạo đà tăng trưởng sau khi chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý 4-2009 do giá dầu tăng 66% trong năm qua khiến các công ty và người tiêu dùng ít chi tiêu hơn.

Các số liệu về thất nghiệp cũng phù hợp với dự báo của Bloomberg. Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại khu vực đồng tiền chung châu Âu là 19% thuộc về Tây Ban Nha. Tại Đức và Pháp, tỷ lệ này lần lượt là 7,5% và 10,1%.

Báo cáo ngày 31-3 về lạm phát trong tháng 3 là báo cáo sơ bộ, cơ quan thống kê châu Âu sẽ công bố một bảng phân tích thống kê chính thức về lạm phát của tháng 3 vào ngày 16-4.

(Theo Thu Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn // Bloomberg)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Kiềm chế lạm phát:Trách nhiệm của cả ngân hàng
  • Thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát: Áp lực từ chỉ số giá sản xuất
  • Lạm phát sẽ cao hơn 8,5%?
  • Không để lạm phát cao trở lại
  • Hậu khủng hoảng nghĩ về triết lý ứng xử với đồng tiền
  • Lo lạm phát, Australia liên tục nâng lãi suất
  • Kỳ tích vượt “bão” suy thoái
  • Chống lạm phát: siết chi tiêu công, tăng hiệu quả đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!