Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát và những câu hỏi

 Xăng và than đã tăng giá, giá điện sắp tăng, nước sinh hoạt ở một số tỉnh thành cũng nhích lên… hàng loạt mặt hàng thiết yếu đua nhau tăng giá cộng với việc nhiều mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, ăn uống vẫn chưa chịu hạ sau Tết đang tác động ngày càng lớn đến cuộc sống người dân và sức ép lạm phát ngày càng đè nặng…

Có thể các bộ, ngành cùng nhiều doanh nghiệp lớn đã cân nhắc và có lý do riêng để biện minh cho việc tăng giá nhiều mặt hàng nhưng với hàng triệu người dân thì họ vẫn chưa tìm ra khoản thu thêm nào để bù đắp.

Xăng, điện và than tăng giá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến những đối tượng cần dùng hàng ngày mà đang là đà để không ít mặt hàng khác lên giá theo.

Giá điện tăng chắc chắn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ không chịu đứng yên; giá xăng nhảy sẽ khó giữ giá cước vận tải, vé tàu xe yên vị; và nhiều mặt hàng khác cũng chẳng chịu đứng nhìn mà không tăng giá…

Ngay trước Tết không ít quan chức cấp cao đăng đàn trấn an lạm phát sẽ được kiềm chế dưới 7% trong năm 2010 và cho dù tăng lương, tăng giá một số mặt hàng thì tình hình không đáng lo ngại! Nhưng ngay từ bây giờ, hàng triệu gia đình sẽ phải móc hầu bao chi thêm cho các mặt hàng thiết yếu mà vẫn nơm nớp lo ngại lạm phát.

Đã có quá nhiều những tuyên bố và dự đoán lạc quan cho năm Canh Dần, nhưng đó vẫn là chuyện của tương lai với nhiều biến động khó lường. Còn thực tế thì người dân đã chạm tay vào lạm phát với việc tăng giá khá nhiều mặt hàng thiết yếu cùng thời điểm.

Chỉ số giá tiêu dùng hai tháng đầu năm 2010 tại TP HCM có mức tăng 2,97% và tăng 9,45% so với cách đây 1 năm là dẫn chứng sống động nhất cho thực trạng đáng lo ngại trên.

Điều mà người dân cần lúc này không phải là những lời trấn an có tính nhất thời và ít ổn định mà họ cần nhiều biện pháp khả thi, thuyết phục hơn. Họ chờ đợi bởi nếu tìm ra câu trả lời, chẩn bệnh lạm phát đúng để có những liều thuốc thích hợp với những nỗ lực và trách nhiệm cao nhất thì dù có cùng chia sẻ với Nhà nước, doanh nghiệp độc quyền, người dân vẫn dễ an lòng hơn.

Có lẽ đó là những đòi hỏi xác đáng và cấp thiết trong lúc quá nhiều người đang phải hứng chịu những đợt tăng giá đang ào ạt tới.

(Báo Tiền Phong)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Giữ được lạm phát 7% là một kỳ công
  • Lạm phát: Cơ quan điều hành lạc quan, chuyên gia lo ngại
  • Khó khống chế CPI cả năm tăng 7%
  • Ấn Độ dừng kích cầu để ngăn chặn lạm phát
  • Năm 2010: Chống lạm phát là khó nhất
  • EU sẽ hỗ trợ Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng nợ
  • Lạm phát ở Ấn Độ tăng lên 8.5%
  • Năm 2010 CPI sẽ ở mức 7%?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!