Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo ngại nguy cơ lạm phát tăng cao là vô căn cứ

Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tốt - tinkinhte.com
Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tốt (Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)
Chiều 3/3, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia khẳng định, đảm bảo giữ lạm phát năm 2010 ở mức 7% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là việc làm khó.

Tuy nhiên, theo hai ông, nói rằng không thể đạt được mục tiêu này là không có cơ sở và diễn biến tăng giá tiêu dùng 2 tháng đầu năm 2010 không có yếu tố bất thường.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, thông báo kết quả cuộc họp Chính phủ tháng 2 diễn ra ngày 2-3/3, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi và giữ được tăng trưởng cao.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tốt; tỷ lệ nhập siêu nằm trong ngưỡng an toàn của hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô; các chính sách tiền tệ, tài khóa được Chính phủ điều hành một cách hài hòa.

Ông Lê Đức Thúy cho biết, Chính phủ đã nghe Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước phân tích tình hình lạm phát, nguy cơ và biện pháp phòng ngừa lạm phát.

Theo đánh giá của các cơ quan này, hiện nay chưa có biểu hiện gì về nguy cơ lạm phát quá một con số và với những chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, Việt Nam có đủ khả năng để kiểm soát lạm phát trong mục tiêu Quốc hội đã đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc và ông Lê Đức Thúy nhấn mạnh, bên cạnh việc áp dụng các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, cần có những biện pháp để trấn an, xóa bỏ tâm lý lo ngại vô căn cứ của các doanh nghiệp và nhân dân về khả năng lạm phát tăng cao.

Chính phủ cũng đảm bảo đợt tăng vừa qua về giá điện, giá than bán cho sản xuất điện sẽ là đợt tăng giá duy nhất trong năm 2010 về mặt hàng này.

Trong thời gian tới, Chính phủ cũng sẽ có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng thiết yếu như sắt, thép, ximăng, xăng dầu... kiểm soát nhập siêu bằng những biện pháp phù hợp với pháp luật và những cam kết quốc tế./.

Xuân Khu (Vietnam+)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Năm nay kinh tế thế giới có thể lại suy thoái
  • "Kiểm soát chặt giá cả để CPI năm nay đạt 7%"
  • Giá nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng: Sẽ không kiểm soát được lạm phát?
  • Năm 2010: Đối mặt với nguy cơ lạm phát
  • IMF kêu gọi chuyển hướng chống khủng hoảng
  • Giảm đầu tư công để chống lạm phát
  • G-20 thảo luận các giải pháp sau khủng hoảng
  • Bàn tiếp về nguy cơ tái lạm phát: Tăng giá và tác động của tăng giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!