Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia cho rằng, nếu cứ tăng giá dồn dập như hiện nay, lạm phát sẽ vượt hai con số. Bởi vậy nên tiếp tục thắt chặt đầu tư công, giảm bội chi ngân sách.
"Nên đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc USD; - TS Cao Sỹ Kiêm nói - Ảnh: Hồng Vĩnh |
Toàn cảnh bức tranh kinh tế và thị trường tiền tệ đến thời điểm này có thể hình dung ra sao, thưa ông?
Theo quy luật, tháng 3 giá các mặt hàng bắt đầu giảm nhưng yếu tố lạm phát tiếp tục bộc lộ. Nguyên nhân là các biện pháp cơ quan quản lý giá đưa ra không được tốt.
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia |
Giá dịch vụ do không quản được đã tạo nên mặt bằng giá mới, trong khi cùng lúc cả mấy ông điện, xăng dầu, vé máy bay, nước sạch lại đồng loạt điều chỉnh tăng giá.
Cùng đó, hoạt động cho vay và huy động vốn của các ngân hàng không tăng. Ba tháng đầu năm, vốn huy động giảm, thanh khoản của các ngân hàng thương mại giảm rất nhanh. Điều này làm ảnh hưởng đến sản xuất.
Tất cả những yếu tố này chính là vấn đề mới, mà trước đó, các cơ quan chức năng dù đã tính đến tác động nhưng vẫn chưa tính hết.
Còn nguyên do, chính là các doanh nghiệp, tổ chức tuyên bố tăng giá quá dồn dập, đã tạo nên sức ép tâm lý đe doạ lạm phát quay trở lại.
Vậy chúng ta cần có giải pháp gì, thưa ông?
Theo tôi không nên hốt hoảng mà cần phải xem xét từng cái cụ thể để xử lý.
Ví dụ, về lãi suất và tỷ giá: vừa qua tỷ giá và lãi suất mà các ngân hàng thương mại đưa ra có độ chênh so với thị trường tự do. Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá như vừa rồi là được, sẽ có lợi cho xuất khẩu.
Hay như khi tất cả các ngân hàng đều "phá rào" cho vay vượt trần thì ta nới biên độ tỷ giá và công nhận lãi suất đầu vào, đầu ra thông qua cho phép thực hiện lãi suất thoả thuận với vay trung và dài hạn.
Ở đây, lãi suất cho vay hợp lý thì doanh nghiệp cũng nên chia sẻ với ngân hàng. Đích của việc này, cũng là để các ngân hàng công khai minh bạch lãi suất cho vay, kéo lãi suất chợ đen xuống.
Việc cần làm là phải khảo sát, giảm và ngừng rót tiền cho những dự án chưa bức thiết, chỉ đầu tư vào những dự án cần kíp, tạo việc làm cho người lao động. Tín dụng có thể tăng trưởng 25 - 27% hoặc hơn chút cũng được.
Theo dự đoán của tôi, nếu kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 8% hoặc cao hơn chút là tốt rồi. Nói chung, cũng không nên câu nệ quá vào các chỉ tiêu: lạm phát 7%; tăng trưởng 6,2%; tăng trưởng tín dụng 25%...”. Ông Cao Sỹ Kiêm |
Năm 2009, có nhiều khoản cho vay không hiệu quả như làm đường sá, không tạo ra GDP ngay, cần thắt chặt chi tiêu tài chính, tăng thu, ép giảm bội chi ngân sách xuống (phải dưới 6%).
Về điều hành, nên tiếp tục nâng cao dự báo chuẩn xác, cập nhật linh hoạt hơn, không nên chỉ căn cứ vào chỉ tiêu.
Việc tăng giá điện, xăng, than vừa qua là đúng nhưng làm gì cũng phải có kiểm soát.
Ví như Tết năm nay kéo dài, trước đó chúng ta đã thực hiện nới biên độ tỷ giá, nên việc tăng giá từ 1 - 3 đồng loạt với các mặt hàng đã thiết lập một mặt bằng giá mới. Hoặc chúng ta đưa giá điện lên thì phải bù cho đối tượng nghèo, thu nhập thấp.
Nói chung, sức ép lạm phát cao là không thể phủ nhận nhưng không có gì phải hốt hoảng.
Trước sức ép tăng giá đầu vào của sản xuất, lãi suất, doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng ra sao, thưa ông?
Doanh nghiệp năm nay sẽ rất khó khăn. Đầu năm đã nhìn thấy doanh nghiệp ngoài việc khó tiếp cận vốn (không vay được), chi phí sản xuất còn bị đẩy lên cao. Nói chung, sẽ khó có kết quả kinh doanh khả quan như năm vừa qua.
Nếu đứng ở góc độ một nhà đầu tư, ông nhận định thế nào về thị trường chứng khoán, bất động sản và vàng năm 2010. Nếu có tiền, nên bỏ vào "giỏ" nào?
Thị trường chứng khoán không thể bật lên mạnh, khả năng mức tăng chỉ đạt đến 20%.
Thị trường bất động sản sẽ có hai trạng thái chính. Sôi động tại mảng nhà ở cho các đối tượng đang có nhu cầu cần thực sự; còn hoạt động mua để đầu cơ, nhất là tại các khu đô thị xa, mua bán trao tay đất dự án sẽ giảm mạnh.
Nếu có tiền lúc này, tôi cho rằng có hai hướng: hoặc bỏ vào sản xuất kinh doanh; hoặc đầu tư vào USD bởi đồng USD sẽ phục hồi.
Cảm ơn ông.
(Theo Khánh Huyền // Tienphong Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com