Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010: Lạm phát 11,75%

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của cả nước tăng 1,98% so với tháng 11 đã đưa lạm phát cả năm 2010 lên mức 11,75%, vượt xa mọi chỉ tiêu và dự đoán trước đó, theo Tổng cục Thống kê.

* Chỉ số giá vàng năm 2010 tăng 30% và chỉ số giá đô la Mỹ tăng 9,68% so với tháng 12-2009.

Báo cáo thống kê vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24-12 cho thấy, trong tháng cuối cùng của năm 2010, 10/11 nhóm hàng vẫn duy trì tốc độ tăng giá đã đẩy CPI tăng thêm 1,98% so với tháng 11.

Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhiều nhất với 3,31% khi có sự “góp sức” của lương thực 4,67%; thực phẩm 3,28%; ăn uống ngoài gia đình 1,86%.

Ở mức tiếp theo có nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng với 2,53%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,81%; đồ uống, thuốc lá tăng 1,30% và nhóm hàng hóa dịch vụ khác tăng 1,06%. Các nhóm hàng còn lại, trừ bưu chính viễn thông giảm 0,02%, đều tăng ở mức dưới 1%.

Trong tháng 12, các địa phương có chỉ số giá tăng cao nhất là Gia Lai với 2,21%; Thái Nguyên 2,01%; TPHCM với mức tăng 1,61% thấp nhất trong số các thành phố trực thuộc trung ương, dưới Hà Nội (1,83%), Hải Phòng (1,96%), Đà Nẵng (1,71%) và Cần Thơ (1,71%). Tính theo khu vực, khu vực nông thôn có mức tăng giá cao hơn thành thị, lần lượt là 2,04% và 1,87%.

Tốc độ tăng giá của một số nhóm hàng trong năm 2010 so với tháng 12-2009. Màu xanh là nhóm hàng lương thực, màu đỏ là nhóm hàng thực phẩm và màu vàng là nhóm nhà ở, điện nước, vật liệu xây dựng. Đồ họa theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Tính chung, CPI cả năm 2010 đã tăng 11,75% so với tháng 12-2009 (năm 2009, CPI cả năm tăng 6,52% so với tháng 12-2008).

Ở từng nhóm hàng, có đến 5/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng từ 12% đến 20% so với tháng 12 năm trước. Trong năm, khu vực thành thị có chỉ số tăng giá cao hơn khu vực nông thôn, lần lượt là 11,97% và 11,52%.

Tính theo bình quân năm, CPI bình quân năm 2010 đã tăng 9,19% so với mức tăng bình quân của năm 2009 (trong khi mức tăng bình quân của năm 2009 so với 2008 là 6,88%).

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Trung Quốc lo ngại tác động phụ từ các biện pháp chống lạm phát
  • Lạm phát tháng 10 trong OECD tăng lên 1,9%
  • Ảnh hưởng lạm phát từ Trung Quốc
  • Lạm phát 'bốc hỏa' mạnh nhất trong 20 năm: Vì sao?
  • Lạm phát Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 28 tháng
  • Lạm phát toàn cầu đạt "đỉnh” mới
  • Trung Quốc đối mặt với nguy cơ lạm phát diện rộng
  • Lạm phát khu vực Eurozone cao nhất 2 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!