Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhận diện đúng lạm phát

Tính thanh khoản kém của hệ thống ngân hàng được cho là một trong những nguyên nhân tạo áp lực tăng CPI

Nền kinh tế có thể bị “suy nhược” vì thiếu vốn nếu nỗi ám ảnh lạm phát lớn quá mức thực tế. Nhận diện đúng tình trạng lạm phát là vấn đề không nhỏ, không đơn giản vào lúc này. 

Giám đốc Trung tâm kinh tế và chính sách, Trường đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho biết: “Lạm phát hiểu theo đúng nghĩa phải là sự lạm dụng phát hành tiền tệ”, nhưng theo các số liệu thực tế, 5 tháng đầu năm không có hiện tượng lạm dụng phát hành tiền. Bên cạnh đó, trong quí I/2010, nhất là trong tháng 3 có những dấu hiệu tăng bất thường của chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nhưng trong tháng 4 và tháng 5, CPI lại chỉ tăng với mức nhỏ hơn 0,5% (tháng 4 tăng 0,14% và tháng 5 tăng 0,27%) chính là dấu hiệu tốt về sự ổn định trong ngắn hạn của nền kinh tế.

“Chữa” tăng CPI theo… triệu chứng

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, TS Nguyễn Đức Thành lý giải, CPI 5 tháng đầu năm vẫn tăng 4,55% so với tháng 12/2009 do độ trễ của chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2009 mà cụ thể là từ gói hỗ trợ lãi suất 4%. Thêm vào đó, quyết định điều chỉnh tỷ giá giữa USD và tiền đồng Việt Nam cuối năm 2009 cũng tác động mạnh đến giá cả nhiều nguyên nhiên vật liệu đầu vào, từ đó dẫn tới việc tăng giá thành sản phẩm bán ra trên thị trường. Đặc biệt, trong quý I/2010, việc một số mặt hàng thiết yếu như điện, than, nước, xăng dầu… được điều chỉnh gần như đồng thời đã khiến nhiều mặt hàng “ăn theo” tăng giá kỹ thuật và nhất là tăng giá do tâm lý. Cũng bàn về nguyên nhân CPI 5 tháng tăng cao, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư V Capital cho rằng, với đặc thù sản xuất trong nước chỉ nội địa hóa được từ 10 - 20%, còn lại phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, quyết định điều chỉnh tỷ giá như vừa qua đã không có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu mà còn khiến cho giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, buộc doanh nghiệp phải điều chỉnh giá bán ra để đảm bảo lợi nhuận.

Ông Thành còn lưu ý, do “bệnh” quá sợ lạm phát, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ (bằng việc nâng lãi suất cơ bản tiền đồng) nhưng lại không lường hết những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam với đặc trưng tín dụng cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng mức tín dụng (ở Mỹ lên tới 60%), còn lại là tín dụng doanh nghiệp. Hậu quả là các ngân hàng thương mại bị rơi vào tình trạng khan tiền, bắt buộc phải chạy đua tăng lãi suất huy động dưới nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp. Điều này khiến lãi suất cho vay có lúc đã bị đẩy lên tới mức 18 - 19%/năm. Tuy nhiên, ngay cả với mãnh lực tăng lãi suất huy động, các ngân hàng thương mại vẫn đang rất thiếu vốn bởi nguồn tiền từ người dân đang có xu hướng đổ sang kênh chứng khoán và bất động sản - hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn trong thời điểm biến động hiện nay. Kết cục là, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải chấp nhận vay “chợ đen” với mức lãi “cắt cổ” 3 - 4%/tháng để “sống sót” thay vì phải phá sản như bộc bạch mới đây của chuyên gia Lê Xuân Nghĩa đến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính từ việc chấp nhận lãi suất vay vốn quá cao này dẫn tới giá thành sản phẩm phải tăng theo, tạo áp lực lớn tăng CPI.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành cảnh báo: “Việt Nam đang bị thiểu phát nếu xét về mặt tiền tệ”, nhưng CPI lại tăng mạnh. Tuy nhiên, “nếu chỉ vì CPI tăng mà lập tức tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tín dụng ngân hàng thì nguy hiểm chẳng khác nào việc một bác sĩ mới đo nhiệt độ của người bệnh đã vội kết luận, chẩn đoán và kê đơn cho bệnh nhân uống kháng sinh luôn”, ông Thành lo lắng.

Bài toán thanh khoản

Bên cạnh giải pháp giữ ổn định cung cầu các mặt hàng thiết yếu (chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu CPI) như lương thực, thực phẩm, xăng dầu để không tạo áp lực tăng CPI, giải quyết thanh khoản cho ngân hàng thương mại chính là giải pháp mà hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho là thích hợp và hiệu quả trong thời điểm hiện nay. Cũng theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, nguồn vốn nhàn rỗi huy động từ người dân chỉ là một trong nhiều nguồn phương tiện thanh toán có tính chất dự trữ chiến lược cho thanh khoản của hệ thống ngân hàng, chứ không phải là nguồn vốn chiến lược cho phát triển kinh tế. Trước tình trạng nguồn tín dụng toàn cầu co rút lại, chính phủ các nước đã đồng loạt hạ thấp lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại. Nhiều ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tháo khoán cho hệ thống ngân hàng thương mại vay vốn để đáp ứng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp. Lãi suất tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại ở EU đã xuống tới 1%, Mỹ là từ 0 - 0,25%, Nhật là 0,1%.

Việc chấp nhận lãi suất vay vốn quá cáo dẫn tới giá thành sản phẩm phải tăng theo, tạo áp lực lớn tăng CPI.

Với chủ quyền phát hành tiền tệ được luật pháp cho phép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ “đo lường” hàng ngày lưu lượng tiền tệ trong nền kinh tế để áp dụng ngay các biện pháp thu hồi vốn vay từ ngân hàng thương mại nếu có triệu chứng “thừa tiền” gây lạm phát; cũng như áp dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn để ngân hàng thương mại đủ thanh khoản cho doanh nghiệp vay phát triển sản xuất với lãi suất hợp lý dưới 12%/năm, góp phần quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra. Giải pháp này không làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cho ngân hàng thương mại vay vốn chứ không phải cho không hay bù lãi suất.

Về phía các ngân hàng thương mại cần nâng cao nghiệp vụ thẩm định dự án để thay đổi phương thức cho vay theo đối tượng; chuyển sang cho vay theo dự án có hiệu quả cao, có khả năng tạo nhiều việc làm, có khả năng tạo ra các sản phẩm có thị trường, từ đó đóng góp vào tăng trưởng chung GDP.

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng, với tình trạng khan vốn hiện nay, Ngân hàng Nhà nước nên “bơm” tiền cho ngân hàng thương mại cùng với sự tăng cường giám sát để đảm bảo điều tiết lưu lượng tiền trong nền kinh tế cũng như tránh được các rủi ro cho hệ thống. Trong đó, rủi ro lớn nhất là việc các ngân hàng thương mại nhỏ “chơi trò ponzi”, chấp nhận tăng lãi suất huy động để dùng chính các khoản vay nợ ngắn hạn cho việc trả nợ dài hạn. Khi nợ tích lũy tăng lên vượt quá khả năng đi vay, dù chỉ tại một mắt xích nhỏ sẽ có thể kéo theo sự sụp đổ của một loạt các cơ sở tín dụng và ngân hàng thương mại. Điều này đã xảy ra tại Việt Nam vào cuối những năm 1980. Vậy nên, lúc này câu chuyện lại chính là việc đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng thương mại!

(Theo Nguyễn Kim Anh // Báo Doanh nhân)

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Cần cảnh giác về một cuộc khủng hoảng mới
  • Toàn cảnh khủng hoảng tài chính châu Âu
  • Khủng hoảng nợ châu Âu: Liệu có “nhờn thuốc”?
  • Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu
  • Khủng hoảng nợ châu Âu sẽ tác động tới Mỹ ra sao?
  • Lạm phát năm nay sẽ trên 7%
  • Lạm phát: Nhận diện đúng để tìm giải pháp trúng
  • Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!