Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm lạm phát – tăng cung và giảm cầu

Vai trò của nhà nước là điều tiết hoạt động kinh tế theo hướng đi có lợi cho toàn xã hội, đã là điều tiết thì chắc chắn phải có can thiệp vào nền kinh tế, không thể thả lỏng hoàn toàn để thị trường điều tiết vì vốn dĩ thị trường cũng có nhiều khiếm khuyết của nó.

Như vậy bài toán đặt ra cần có những chính sách như thế nào để điều tiết nền kinh tế mà không gây méo mó nền kinh tế và tạo ra một môi trường kinh tế cạnh tranh hiệu quả và lành mạnh.

Câu chuyện thứ nhất: Một trong những tranh luận nhiều nhất chúng ta thường thấy trên các diễn đàn về những giải pháp cho chính sách kinh tế vĩ mô để làm sao ổn định được kinh tế vĩ mô của Việt Nam, mỗi chính sách đưa ra đều có những mặt tích cực và tiêu cực nhất định. Một chính sách hợp lý theo tôi là phải có sự phân loại đánh giá và nghiên cứu cẩn thận tác động cả hai mặt tới từng đối tượng. Tâm điểm của ổn định vĩ mô có thể nói rằng là giải quyết tình trạng lạm phát đang nhức nhối hiện nay, đó là điều mà cả người dân, doanh nghiệp quan tâm.

Lạm phát là xét trên mối quan hệ giữa hàng và tiền thì khi tiền nhiều, hàng ít thì dễ dẫn tới tăng giá. Vậy muốn giải quyết vấn đề nêu trên thì cần làm được hai điều là tăng cung và giảm cầu. Tăng năng lực sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm và hàng hóa, đồng thời giảm cầu không hiệu quả. Nhưng với các chính sách vĩ mô mang tính cào bằng như tăng lãi suất, hoặc các biện pháp siết chặt tiền tệ nói chung mà không có phân loại theo từng đối tượng chưa chắc đã giải quyết được vấn đề lạm phát vì khi đó sẽ giảm cả cung và cầu. Tiền tệ thắt chặt sẽ làm ảnh hưởng tới sản xuất, đầu tư và giảm cung hàng, đồng thời cũng giảm cầu hàng hóa.

Vậy cái gì sẽ giảm nhanh hơn, nếu cung hàng giảm mạnh hơn thì bài toán siết chặt tiền tệ không hiệu quả. Do vậy, nói tới kiềm chế lạm phát không thể chỉ giảm tổng cầu và giải pháp tăng lãi xuất mà không tính tới những biện pháp hỗ trợ và phát triển sản xuất chưa thể nói là hoàn hảo.

Để giảm tổng cầu có thể giảm cầu ở khu vực chi tiêu công không hiệu quả, giảm cầu những hàng hóa xa xỉ phẩm và ít có tác dụng cho xã hội và cho sản xuất nhưng không thể giảm cả cầu tiêu dùng cơ bản của người dân và giảm cầu trong cho khu vực sản xuất tạo ra những háng hóa cơ bản cần thiết cho xã hội. Ngược lại tăng cung cũng phải biết tập trung vào tăng cung những hàng hóa nào và hạn chế cung những hàng hóa nào ra ngoài xã hội. Do vậy, ổn định vĩ mô là một gói các giải pháp cần có sự phân loại cụ thể từng đối tượng.

Câu chuyện thứ hai được nhắc tới nhiều đó là việc giá cả thị trường bất động sản đang rất cao, tuy nhiên trên thực tế thì giá nhà đất vẫn chưa thể giảm đặc biệt khu vực hà nội, vì không thể gộp chung tất cả thị trường bất động sản làm một, bất động sản có thể rất cao tại các khu vực trung tâm nhưng lại rất rẻ tại khu vực vùng ven, muốn cho bất động sản hạ nhiệt thì cũng phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư và sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, rẻ hơn tại các khu vực vùng ven và giảm cầu tại khu vực trung tâm, một chính sách nhằm siết chặt thị trường bất động sản nói chung sẽ không đạt được mục đích giảm giá bất động sản nếu nó làm giảm cả đầu tư để tạo ra nhiều hàng hóa nhanh hơn giảm cầu về bất động sản.

Câu chuyện thứ ba là việc tăng trưởng tín dụng, Hàng năm Việt nam có quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng so với năm trước, với một tỷ lệ tăng trưởng cao tầm khoảng từ 20 tới 30% so với năm trước, như vậy lượng cung tiền ra ngoài xã hội là khá lớn. Với lượng dư nợ tín dụng ngày càng cao thì với cùng một tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng toàn xã hội tăng lên sẽ ngày càng lớn hơn.

Dường như năm nào tỷ lệ này cũng kịch trần đối với ngành ngân hàng, điều này chứng tỏ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trong nước rất cao, mặc dù lãi suất cho vay của Việt Nam không hề thấp, khi năng lực sản xuất không tăng lên tương ứng, lượng hàng hóa tạo ra không nhiều tương ứng thì lạm phát là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên chăng thay vì quản lý về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thì cần có chính sách vĩ mô quản lý về chất lượng tăng trưởng tín dụng, ngân hàng sẽ là bộ lọc để hỗ trợ cho đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho xã hội và giảm đầu tư vào những lĩnh vực kém hiệu quả, cần vốn lớn.

Với ba câu chuyện nêu trên, theo quan điểm của tôi cho rằng, quản lý kinh tế vĩ mô cần tập trung vào hỗ trợ cho những hoạt động sản xuất hiệu quả và tiêu dùng hợp lý, hạn chế những khu vực kém hiệu quả, và một chính sách quản lý vi mỗ cần biết phân loại, tránh cào bằng.

Nguyễn Hồng Hải- Nguyên Phó TGĐ Oceanbank

 

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Nỗi lo lạm phát đang lây lan ở châu Á
  • Lạm phát năm 2011 của Singapore có thể từ 3 - 4%
  • Những di chứng thời hậu khủng hoảng
  • Nga lập quỹ lương thực để chống lạm phát?
  • Châu Á oằn mình chống lạm phát
  • Lạm phát quý I có thể đến 4%
  • Nhiều giải pháp mạnh kiềm chế lạm phát
  • “Ghìm cương” lạm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!