Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng hợp nhất tung khuyến mại “khủng”

Ngân hàng hợp nhất chính thức ra mắt với chương trình khuyến mại “khủng” có tổng giá trị giải thưởng lên tới 32 tỷ đồng.

Ngày 1/1/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - ngân hàng hợp nhất từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) - chính thức đi vào hoạt động.

Như vậy, chỉ sau chưa đầy một tháng kể từ thời điểm thông tin hợp nhất ba ngân hàng nói trên được công bố (ngày 6/12/2011), ngân hàng mới đã chính thức ra mắt, hoàn tất các công đoạn cần thiết về trình tự thủ tục và pháp lý.

Ngay trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của năm mới, ngày 3/1/2012, ngân hàng mới từ hợp nhất tung ra một chương trình khuyến mại có tổng giá trị giải thưởng lên tới 32 tỷ đồng. Đây là con số “khủng” ít thấy trong khuôn khổ một chương trình khuyến mại mà một ngân hàng đưa ra thời gian qua. Trước đây, quy mô lớn như vậy thường chỉ có ở “ông lớn” như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)…

Chương trình khuyến mại này có tên gọi “Hợp nhất triệu lộc xuân”, bắt đầu từ ngày 3/1/2012 đến ngày 31/3/2012, áp cho các khoản tiền gửi từ 5 triệu đồng trở lên.

Một điểm khác đáng chú ý là cũng từ 3/1/2012, cơ chế lãi suất huy động của ba thành viên trước đây đã được thống nhất theo biểu lãi suất của SCB hiện hành.

Theo đó, ngoài đặc điểm chung có giới hạn trần đối với VND và USD, lãi suất huy động của SCB đối với một số ngoại tệ theo biểu áp dụng từ 2/1/2012 vẫn duy trì ở mức cao như với EUR (cao nhất 4%/năm các kỳ hạn 12 - 24 tháng), với AUD (3,5% - 3,8%/năm kỳ hạn từ 1 - 12 tháng); hay với chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng vẫn ở mức cao nhất trên thị trường hiện nay với 3,2% - 3,5%/năm áp dụng từ ngày 25/10/2011 vừa qua.

Theo Vneconomy

  • Ngân hàng 2012: Khác biệt hay là chết!
  • Ngân hàng Việt và những góc khuất
  • Hoạt động ngân hàng 2011: Được và chưa được
  • Tái cơ cấu ngân hàng: “Hòa bình” thay vì “bạo lực”
  • Nợ của Vinashin tại BIDV: “Không nên quá lo lắng”
  • Hợp nhất: Ông chủ ngân hàng được lợi lớn
  • Tiền đã đi thì khó về
  • Ngân hàng lo hạ trần lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!