Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng mắc kẹt với tiền 'chết'

Ngân hàng mắc kẹt với tiền “chết”. Ảnh: Thanh thế
Ngân hàng mắc kẹt với tiền “chết”. Ảnh: Thanh thế.

Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi vốn vay vào, nhưng không bơm ra nổi. Chỉ còn lối thoát hạ chuẩn cho vay hoặc thực hiện cho vay tín chấp. Tuy nhiên, dù lãi suất xuống 0%, doanh nghiệp (DN) cũng khó vay.

Tiền nhàn rỗi khắp nơi

Một hội thảo về ngân hàng (do Học viện Ngân hàng tổ chức ngày 7/5) có nhiều thông tin sốc. TS Nguyễn Đức Trung (Viện phó Nghiên cứu Ngân hàng) cho biết, kết quả khảo sát các DN cho thấy, tăng hay giảm lãi suất đóng vai trò rất mờ nhạt đến tăng trưởng tín dụng.

“Thống kê từ 479 DN niêm yết trên sàn chứng khoán cho thấy có tới 70% DN chịu được mức lãi suất trên 12%, 63% chịu được mức lãi trên 15%. Như vậy, DN hoạt động tốt vẫn chịu được mức lãi suất trên 12%. Trong khi hiện nhiều ngân hàng đã giảm xuống mức trên 10%”, ông Trung nói.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, Vụ phó Vụ Chính sách Tiền tệ, NHNN, ông Phạm Xuân Hòe cho biết, câu chuyện lãi suất chỉ chiếm 1%, 99% còn lại phụ thuộc vào vấn đề của nền kinh tế.

Theo ông Hòe, ngân hàng là đơn vị trung gian nên cũng phải chịu sức ép rất lớn do phải đi vay và lo trả lãi vay. Về tổng thể ngành ngân hàng trả lãi cho nền kinh tế hơn 300.000 tỷ đồng/năm.

Điển hình, với 19.500 tỷ đồng tiền gửi của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), hệ thống ngân hàng cũng phải nai lưng làm để trả tổng cộng 1.528 tỷ đồng/năm.

Với Kho bạc Nhà nước, nơi tạm thời giữ tiền nhàn rỗi của nhà nước với số dư bình quân tại hệ thống ngân hàng TMCP tới 70.000 tỷ đồng/năm, chỉ cần lãi suất 2%/năm, cũng thu về 1.400 tỷ đồng/năm.

Với các đơn vị bảo hiểm ở Việt Nam, do các quỹ đầu tư còn kém phát triển nên phần lớn là đầu tư qua ngân hàng. Điển hình là số dư tiền của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đến cuối năm 2012 tại các ngân hàng 235.000 tỷ đồng.

Như vậy, tiền lãi ngân hàng phải trả cho bảo hiểm là 18.000 tỷ đồng. Nhưng có lẽ phần trả lãi lớn nhất của hệ thống ngân hàng là trả cho phần tiền gửi nhàn rỗi của DN và người dân gửi tiết kiệm với tổng tiền gửi trên 280.000 tỷ đồng.

“Nhìn vào kết quả của hệ thống ngân hàng cuối năm 2012 thấy sự sụt giảm thê thảm về lợi nhuận. Có 102 ngân hàng có lãi, nhưng lợi nhuận giảm hơn 30%, 22 ngân hàng thua lỗ với mức lỗ gấp 7 lần năm 2011. Vì vậy có sự lầm tưởng rất nguy hiểm là ngân hàng lãi cao. Điều đó dẫn đến hậu quả nhiều tập đoàn nhà nước, chủ DN chạy xô vào làm ngân hàng trong khi khả năng kỹ trị không có. Giờ dẫn đến việc phải thoái vốn, cơ cấu lại”, ông Hòe nói.

Đồng quan điểm, ông Trung cho rằng, tình hình hiện nay khiến các ngân hàng trong thế mắc kẹt do vốn điều lệ của ngân hàng chỉ bằng 1/20 lượng vốn có thể cho vay nên ngân hàng cũng phải đi vay dân.

Hạ chuẩn vay vốn, DN mới thoát  

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải hạ chuẩn vay vốn, cũng như xem xét thực hiện việc tín chấp để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đẩy mạnh cho vay tín chấp sẽ là lối thoát cho DN. Bởi vì họ đã cạn tài sản để thế chấp.

“Khi đầu ra không có, cho vay 0% thì họ cũng không vay nổi, càng vay càng chết thêm vì không trả được khoản gốc”

Phó Chủ tịch LienVietPostBank
Nguyễn Đức Hưởng

“Nếu DN có kiểm toán tài chính độc lập, minh bạch sử dụng nguồn vay thì có thể cho vay tín chấp được. Tôi thấy ngân hàng cho vay tín chấp rất ít và sợ trách nhiệm khi mất vốn. Phải thực hiện cho vay tín chấp như bên Mỹ đã làm thì mới thay đổi tình hình được”, ông Hiếu đề xuất.

Theo TS Trịnh Quang Anh, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, các ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn, không có kênh đầu tư thay thế, còn người gửi tiền cũng không có sự lựa chọn. Tính từ đầu năm đến nay, các ngân hàng huy động được khoảng 160.000 tỷ đồng.

Số tiền này, các ngân hàng chỉ cho vay được khoảng 30.000 tỷ đồng, còn lại đổ vào trái phiếu Chính phủ khoảng 50.000 tỷ đồng, phần còn lại chưa cho vay được thì lại đưa vào dự trữ trong hệ thống ngân hàng.

“Tình trạng rất đáng lo ngại khi ngân hàng huy động vào, nhưng không bơm được vốn ra khiến phải chọn kênh đầu tư thay thế là trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 2-3 năm, lãi ít hoặc phải chịu lỗ”, ông nói.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Ngân hàng Liên Việt (LienVietPostBank) cho rằng, lãi suất không phải là khó khăn với một số DN. Đối với các DN làm ăn thua lỗ, lãi suất có 0% thì vẫn cao.

“Hạ lãi suất “chỉ nên vừa phải” để vẫn bảo vệ người gửi tiền, thay vì cố cứu DN làm ăn yếu kém. Chính những DN yếu kém làm ăn thua lỗ mới là những người kêu ca nhiều nhất về lãi suất. Nhóm này có không ít đại gia, nếu tính tổng tài sản trừ đi các khoản nợ đều âm. Tình trạng hiện nay là hệ quả của việc một số DN làm ăn chụp giật. Khi đầu ra không có, cho vay 0% thì họ cũng không vay nổi, càng vay càng chết thêm vì không trả được khoản gốc”, ông Hưởng nói.

  • Vốn ngân hàng đi đâu?
  • Eximbank xin chủ trương sáp nhập ngân hàng khác
  • Vì sao VIB chủ động “bỏ cuộc”?
  • Buộc đóng cửa phòng giao dịch ngân hàng thua lỗ
  • Ngân hàng ồ ạt thay “áo” mới
  • Chỉ tiêu tín dụng: không bận tâm!
  • Kỷ nguyên chính sách tiền tệ “siêu lỏng” lên ngôi?
  • Nhà băng bất ngờ “việt vị” chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!