Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

2008 - năm đen tối nhất của Phố Wall

Nhiều tên tuổi lừng danh trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực sản xuất… có lịch sử hoạt động cả trăm năm đã sụp đổ, phá sản hoặc buộc phải cầu viện ở khắp nơi, thị trường chứng khoán tụt giảm mất gần một nửa… là những diễn biến nổi bật nhất tại Phố Wall năm 2008.

Khi mà thị trường chứng khoán sắp bước vào tuần cuối cùng của năm là lúc có thể khẳng định được gần như chắc chắn về điểm đặc biệt nhất năm 2008 là năm tồi tệ nhất của Phố Wall.

Tính cho tới thời điểm này, chỉ số chứng khoán S&P 500 của Mỹ đã giảm 40,6% so với mức đóng cửa cuối năm ngoái và chỉ còn 3 phiên nữa là giao dịch chứng khoán năm 2008 sẽ kết thúc. Với những biến động bất thường diễn ra liên tục trong năm nay thì rất có thể thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chứng kiến một năm đen tối nhất trong lịch sử hoạt động của mình. Trước đó, chỉ số S&P giảm mạnh nhất là 47,1% vào năm 1931.

Dù cho kết quả có như thế nào thì cho tới thời điểm này có thể khẳng định 2008 là năm mất mát lớn nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Theo thống kê của Dow Jones Wilshire 5000 - chỉ số đo lường rộng nhất hoạt động của chứng khoán Mỹ, thị trường này tính từ đầu năm tới nay đã mất giá tổng cộng 7.300 tỷ USD.

Các nhà đầu tư đã liên tục tháo chạy suốt trong cả năm nay bắt đầu từ sự sụp đổ được cho là sẽ giới hạn trong phạm vi thị trường cho vay thế chấp bất động sản tại Mỹ nhưng đã bất ngờ bùng phát thành một cuộc khủng hoảng tín toàn cầu kinh hoàng và hiện đang là một đợt suy thoái kinh tế trên phạm vi thế giới.

Sự đổ vỡ xuất phát từ các thị trường tín dụng bị đóng băng đã lan tràn tới khắp các lĩnh vực từ ngân hàng, ô tô cho tới khai khoáng… Cùng với đó là tỷ lệ thất nghiệp leo thang, giá nhà cửa tụt giảm và chi tiêu dùng bị cắt giảm mạnh.

Năm “đại hồng thuỷ”

Đúng như cái tên nhiều tờ báo hàng đầu thế giới đặt cho năm nay, theo các chuyên gia, họ chưa bao giờ chứng kiến một năm như 2008. Hàng loạt các cây đại thụ trong lĩnh vực tài chính tưởng chừng sẽ gắn liền và song hành với sự thịnh vượng của nước Mỹ đã buộc phải tái cấu trúc, sáp nhập hoặc biến mất như Bear Stearns, AIG, Washington Mutual, Merrill Lynch và Lehman Brothers.

Sự tuột dốc của kinh tế toàn cầu đã buộc ngân hàng trung ương ở các nước trên khắp thế giới có sự phối hợp không có tiền lệ trong việc cắt giảm lãi suất nhằm kích thích kinh tế tăng trưởng trở lại.

Ngay đầu tháng 12 này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất cơ bản xuống gần 0% và cam kết sẽ đưa ra thêm các biện pháp sốc để ngăn chặn đợt suy thoái kéo dài.

Trong khi hầu hết mọi người năm nay không cảm nhận được không khí vui vẻ khi một năm sắp kết thúc, thì nhiều nhà phân tích lại cho rằng sự táo báo của Fed đang mang lại những tín hiệu khá tốt. Mỹ sẽ sẵn sàng làm mọi việc cần thiết để khơi thông thị trường tín dụng và đây là điều rất quan trọng.

Có lý do để hy vọng

Năm mới sắp đến và cũng là lúc Mỹ có một chính quyền mới khi Barack Obama chính thức trở thành tổng thống trong tháng 1. Những hy vọng về một gói giải pháp kích thích kinh tế mới cũng đã bắt đầu nâng đỡ thị trường chứng khoán bởi các quyết định lựa chọn nhóm nhân sự kinh tế cao cấp của Obama được đánh giá khá cao.

Obama đang được kỳ vọng sẽ công bố một chương trình chi tiêu của chính phủ vào các lĩnh vực trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường hiệu quả cho các biện pháp của Fed.

Theo đánh giá của các chiến lược gia hàng đầu trên thế giới, nếu theo đúng như kế hoạch của chính phủ mới của Mỹ, thì năm 2009 sẽ là năm chuyển giao từ một năm của các thảm hoạ tài chính sang một năm điều chỉnh và dần dần phục hồi.

Các số liệu kinh tế trong năm 2009 có thể sẽ tiếp tục rất yếu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều quan trọng đối với các nhà đầu tư là các tin xấu đó đã phản ánh bao nhiều phần trăm vào giá hiện tại và những tin xấu đó sẽ còn kéo dài tới khi nào?

 

 

(Theo vietnamnet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kích cầu vào đâu để đạt hiệu quả?
  • Chuyển hướng FDI
  • Hứa hẹn đột phá trong đầu tư
  • NHTM: Muốn mở "van" cũng khó
  • FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2009
  • Chất xám tài chính Mỹ chảy sang Trung Quốc
  • Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
  • 3 năm ì ạch vì “nhầm thành phần”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!