Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB cho rằng Việt Nam cần hạ mục tiêu tăng trưởng GDP

Việt Nam có thể phải hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mặc dù các biện pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô mà chính phủ Việt Nam đưa ra trong tuần trước là hợp lý.

Ông Haruhiko Kuroda, chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra nhận định này trong buổi họp báo tại Hà Nội.

Chủ tịch ADB nói: “Các biện pháp chính sách của chính phủ Việt Nam … hết sức phù hợp. Việc hạ lạm phát có thể cần đến hạ mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn, việc cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.”

Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 của Việt Nam là 7%. Năm 2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% tuy nhiên lạm phát lên khá cao. Tỷ lệ lạm phát năm tính đến tháng 2/2011 ở mức 12,3%.

Chính phủ Việt Nam đã công bố biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khóa để giảm lạm phát, khôi phục niềm tin vào tiền đồng, giảm thâm hụt thương mại và tài khóa được đưa ra trong tuần trước.

Các biện pháp trên được công bố sau khi hạ giá đồng nội tệ vào ngày 11/02/2011 và sau đó đến việc điều chỉnh 2 loại lãi suất chủ chốt.

Nhận xét về khu vực châu Á, ông Kuroda cho rằng chính phủ cần theo đuổi mục tiêu tăng trường bền vững và bớt phụ thuộc vào nhu cầu từ bên ngoài.

Chủ tịch ADB khẳng định việc giá dầu tăng cao, do chịu ảnh hưởng bởi bất ổn tại Trung Đông và Bắc Phi, sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực với khu vực thế nhưng Việt Nam có thể hưởng lợi bởi vai trò một nước xuất khẩu hàng hóa và dầu.

Tại cuộc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda bày tỏ mong muốn sự hợp tác giữa ADB và Việt Nam sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

Ông nhất trí với Phó Thủ tướng về những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt, trong đó có những tác động của biến đổi khí hậu.

 Chủ tịch ADB cho biết, ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, bến cảng và hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế…; tin tưởng trong tương lai, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Ông Haruhiko Kuroda đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam trong công tác chuẩn bị cho Hội nghị thường niên của ADB lần thứ 44 sẽ diễn ra tại Hà Nội trong thời gian tới.

Ban Giám đốc Điều hành ADB cũng vừa phê duyệt một chương trình hỗ trợ tài chính trị giá 1 tỉ USD nhằm cải thiện tiếp cận đến nguồn nước sạch cho hơn 3 triệu gia đình tại Việt Nam.

Trong hơn 3 triệu hộ gia đình này, sẽ có 500.000 hộ gia đình được cấp nối đường ống nước lần đầu tiên.

Hiện 4/10 hộ gia định sống tại các thành phố lớn của Việt Nam vẫn chưa kết nối tới hệ thống cấp nước chính, và chỉ có 1 trong 3 đô thị có mạng lưới cấp nước theo đường ống. Nhiều hệ thống cấp nước đường ống tại các khu vực đô thị cần phải được nâng cấp ngay, do rò rỉ từ đường ống cấp nước, từ 30% đến 40% lượng nước sạch đã bị thất thoát trước khi đến được với người sử dụng cuối cùng. Thất thoát nước góp phần làm dịch vụ cấp nước bị gián đoạn do áp lực nước thấp.

Chương trình hỗ trợ 1 tỉ USD là một phần trong chương trình đầu tư toàn quốc trị giá 2,8 tỉ USD với sự tham gia của Ngân hàng ADB, Chính phủ, các đối tác tài trợ phát triển, các nhà đầu tư tài chính ngành nước. Chương trình đầu tư toàn quốc sẽ hỗ trợ các công ty cấp nước cải thiện và mở rộng mạng lưới cấp nước tại một vài thành phố lớn nhất của Việt Nam thông qua việc lắp đặt đường cấp nước mới, sửa chữa và mở rộng mạng lưới cấp nước đang được sử dụng. Ngoài việc cải thiện cơ sở hạ tầng, chương trình này cũng sẽ nâng cao khả năng kinh doanh và công tác quản lý vận hành của các công ty cấp nước.

Mục tiêu của chương trình đầu tư ngành nước là giảm sự thất thoát nước sạch tại các khu vực đô thị xuống hơn 20% vào năm 2020 và đưa các đô thị của Việt Nam lên ngang tầm với các đô thị khác của Châu Á, ví dụ như thành phố Seoul.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Việt Nam nên phát hành chứng chỉ vàng giấy?
  • Hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng
  • Ngân hàng vào cuộc, chứng khoán lao đao
  • Tăng giá điện sẽ tăng trực tiếp CPI khoảng 0,72%
  • Marc Faber: Kim loại quý mới là đồng tiền thực sự!
  • Trần tăng trưởng tín dụng 20%: Phân biệt hay cào bằng?
  • Thế giới đang đối mặt với bong bóng vàng?
  • Mô hình tăng trưởng nóng và nhiều hệ lụy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!