Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trần tăng trưởng tín dụng 20%: Phân biệt hay cào bằng?

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Trần Minh Tuấn cho biết, cơ quan này sẽ quyết liệt thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2011 xuống 20% thay vì 23% để kiềm chế lạm phát, từ đó mới giảm được lãi suất. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đã kêu khó vì động thái này của cơ quan quản lý.

Phó tổng giám đốc Eximbank, ông Trần Tấn Lộc cho biết, mặt bằng lãi suất hiện nay tương đối cao nên để phát triển được hoạt động cho vay là không dễ, vì khách hàng e ngại khi tiếp cận vốn vay. Eximbank đã có chính sách lãi suất hỗ trợ DN, song do chi phí đầu vào tăng cao nên Ngân hàng cũng chỉ xem xét đối với các khách hàng có nhu cầu vốn triển khai dự án khả thi.

Tuy nhiên, theo ông Lộc, với mục tiêu kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 20%, chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các NHTM. Hiện vốn điều lệ của Eximbank đã đạt đến con số trên 10.000 tỷ đồng, nếu chỉ tăng trưởng tín dụng dưới mức 20% trong năm nay thì rất khó khăn. Ông Lộc còn cho biết, hiện tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng ở mức khá cao, trên 10%. Do đó, Eximbank cũng phải cơ cấu lại nguồn vốn cho vay, tập trung vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và hạn chế đưa vốn vào bất động sản, chứng khoán, nhằm phù hợp với mục tiêu của cơ quan quản lý.

Những ngân hàng cổ phần quy mô lớn còn gặp khó khi mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng năm nay ở mức thấp thì ngân hàng quy mô nhỏ càng khó khăn hơn. Bởi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở những ngân hàng nhỏ như GiaDinh Bank nếu có đạt 100% thì cũng chỉ ngang với tỷ lệ tăng trưởng 1% ở các đơn vị lớn như Agribank, Vietinbank…

Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OceanBank cho rằng, với áp lực lạm phát còn ở mức cao như hiện nay thì muốn tăng trưởng mạnh dư nợ tín dụng cũng không dễ. Bản thân người cần vốn cũng ngại sử dụng vốn ngân hàng khi lãi suất cao.

Song vấn đề được các ngân hàng quy mô nhỏ và vừa kiến nghị là việc kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng không quá 20% cần có sự phân biệt dựa trên quy mô của từng nhà băng. Chẳng hạn với ngân hàng lớn, mức tăng trưởng tín dụng được quy định ở mức bao nhiêu và áp dụng tỷ lệ nào cho ngân hàng nhỏ, chứ không thể cào bằng.

Vì thực tế, với một ngân hàng quy mô tổng tài sản cả trăm nghìn tỷ đồng như VCB, Agribank, Vietinbank…, thì tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức 20% sẽ là con số khổng lồ so với các nhà băng quy mô tổng tài sản còn nằm ở ngưỡng vài chục nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành luôn cao hơn so với mục tiêu ban đầu. Cụ thể, năm 2010, mục tiêu kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25%, nhưng con số tăng trưởng thực tế là 27%. Năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng thực tế của ngành ngân hàng cũng cao hơn so với mục tiêu đề ra là 30%.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP. HCM vào đầu tuần này, Phó thống đốc Trần Minh Tuấn cho rằng, mục tiêu của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô nên vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện nay là kiểm soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý. Do đó, việc kiểm soát tăng trưởng dư nợ tín dụng dưới mức 20% của NHNN sẽ được thực hiện quyết liệt. Tất nhiên, điều này cũng gây khó khăn nhất định cho các ngân hàng. Theo ông Tuấn, việc điều hành tỷ lệ 20% này như thế nào là rất khó do quy mô tín dụng của mỗi ngân hàng khác nhau.

"Nếu một ngân hàng quy mô nhỏ, tăng trưởng tín dụng lên đến 100% thì cũng chưa bằng 1% của các nhà băng quy mô lớn", ông Tuấn nói và cho biết, NHNN sẽ xem xét, họp bàn kỹ vấn đề này trước khi đưa ra quyết định cụ thể.

Song ông Tuấn cho rằng, nút thắt lớn nhất hiện nay là một lượng không nhỏ vốn ngân hàng trên thực tế chưa thực sự đi vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh mà chảy sang bất động sản, chứng khoán. Mặt khác, lãi suất đang tăng cao bất bình thường ở Việt Nam (huy động 14%/năm, nhưng cho vay ra đến 20%/năm, thậm chí là 24%/năm), nhưng dư nợ tín dụng tháng đầu năm nay vẫn cao hơn vốn huy động. Do đó, phải tập trung vốn vào sản xuất - kinh doanh để giải quyết đầu ra cho DN và kiểm soát kỳ vọng lạm phát xuống để dần hạ lãi suất.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thế giới đang đối mặt với bong bóng vàng?
  • Mô hình tăng trưởng nóng và nhiều hệ lụy
  • Cắt giảm đầu tư công, không “đầu voi đuôi chuột”
  • Giảm lãi suất ngay lập tức là không khả thi
  • Chiến lược giá thời lạm phát
  • Thực trạng găm giữ USD
  • “Bấm huyệt” tỷ giá trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát
  • Vì sao đồng tiền Việt Nam tăng giá?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!