Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Việt Nam nên phát hành chứng chỉ vàng giấy?

Chứng chỉ vàng giấy có giá trị giao dịch thanh toán như vàng thật, (có thành phần chống giả mạo giống ngân phiếu), và được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bảo toàn 100% trị giá khi người dân muốn giao dịch mua bán.

Tại sao không cấm như từng cấm đốt pháo?


Đọc các bài viết NHNN "mạnh tay" kiểm soát thị trường tiền tệ", tôi rất đồng tình vì thấy rằng, nếu buông lỏng quản lý thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng vô tình để cho một số nhóm lợi ích tự do tung hoành lũng đoạn đầu cơ tiền tệ, đầu cơ ngọại hối và đầu cơ vàng, tác động tiêu cực đến việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, của NHNN thời gian qua.

Tại sao việc cấm đốt pháo, một thói quen ăn sâu trong lòng dân mà vẫn thực hiện được, còn việc con buôn bán đôla chợ đen công khai vi phạm Pháp lệnh ngoại hối, vẫn nhan nhản hàng ngày trước mắt bao nhiêu người dân, luôn sống khỏe trong lúc dân nghèo và nền kinh tế lao đao?

Việt Nam nên phát hành chứng chỉ vàng giấy?

Còn các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thì sao? Họ sử dụng vốn nhà nước, xuất khẩu thu đôla về thực ra cũng là vốn nhà nước, tại sao họ không bán đôla cho NHNN, mà cứ chờ bán giá cao hơn giá chính thức?

Ngoài ra, trong khi nền kinh tế gặp khó nhưng các ngân hàng thương mại lời hàng ngàn tỷ đồng.

Tại sao các tập đoàn, các ngân hàng chỉ biết lo cho riêng mình, mà lẽ ra, bản thân các định chế lớn, đại diện cho nền kinh tế, phải chung tay với Chính phủ lo ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ?

Trước hiện trạng trên, để các trấn an lòng dân đưa thị trường ngoại hối vào nề nếp, quản lý thị trường vàng chặt chẽ và huy động vàng trong dân có hiệu quả cần phải quyết tâm, có sự đoàn kết phối hợp của các Bộ ngành, các tập đoàn, hệ thống ngân hàng, làm thế nào để "người Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam, xóa đi tư tưởng đầu cơ ngoại tệ, bán tiền Việt mua đôla và vàng".

Đồng thời, giúp DN yên tâm về tỷ giá, chỉ lo chú tâm đến sản xuất, nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường quốc tế để đất nước ngày càng phồn vinh. Đừng để lợi ích bất cứ cá thể, nhóm lợi ích nào làm ảnh hưởng bất ổn đến an ninh quốc gia, bất ổn vĩ mô, và ảnh hưởng đến lòng dân.

Lập quỹ bình ổn ngoại tệ


Về ngoại hối, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:


1. Tất cả các công ty xuất khẩu, khi có ngoại tệ về tài khoản thì bán hết cho NHNN theo đúng tỷ giá quy định. Khi có nhu cầu thanh toán thì sẽ được NHNN bán lại đúng với giá đã bán.

2. Các DN nhập khẩu thuần, không tạo ra được ngoại tệ, mà chỉ mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu thì phải chịu phí gọi là "phí hoán đổi ngoại tệ, phí bình ổn tỷ giá, chống nhập siêu" (nghiên cứu để không vi phạm luật WTO). Loại phí này đặt ra để có nguồn thu lập quỹ bình ổn ngoại tệ, khuyến khích mua nguyên vật liệu trong nước, hạn chế nhập siêu. Mức phí này sẽ thu khi DN khai báo làm tờ khai nhập khẩu hàng hóa. Tùy theo hàng hóa đó là gì là nguyên liệu sản xuất hay nguyên chiếc mà có mức phí khác nhau.

Ví dụ: nếu là nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa bán nội địa, thì phí thấp hơn nhập khẩu hàng nguyên chiếc. Nhập khẩu hàng thiết yếu phí thấp hơn hàng xa xỉ phẩm... những loại hàng không khuyến khích nhập thì phí cao nhất.

Khi đó NHNN có thể bán ngoại tệ cho DN nhập khẩu theo giá chính thức tại thời điểm giao dịch. DN không lo thiếu ngoại tệ, phải mua chợ đen, lách luật, khai báo sổ sách không trung thực như hiện nay vì đã đóng phí đầy đủ. Từ đó, giúp DN biết được giá thành sản phẩm để sắp xếp cân đối kế hoạch kinh doanh của mình.

3. Quyết tâm dẹp bỏ thị trường đôla chợ đen, thực thi nghiêm Pháp lệnh Ngoại hối như cấm đốt pháo vậy. Ai vi phạm cơ quan an ninh sẽ truy tố trước pháp luật.

4. Hạ lãi suất gửi USD về 1%, thậm chí không cho cá nhân sở hữu đầu cơ tích trữ và gửi USD trong hệ thống ngân hàng.

5. Tuyên truyền vận động hiệu quả tinh thần yêu nước, yêu VND của nhân dân, của các tập đoàn,và các DN. Phải tích cực tuyên truyền để người dân và các DN hiểu chính sách của Chính phủ là bình ổn tiền tệ, tỷ giá để yên tâm sản xuất và làm việc.

Ai có nhu cầu chính đáng về USD như du lịch, khám chữa bệnh, du học... trong hạn mức cho phép đều được đáp ứng đầy đủ mọi lúc mọi nơi, theo quy định của pháp luật. Nếu có nhu cầu mua vượt hạn mức thì cũng được đáp ứng nhưng phải đóng phí tái tạo ngoại tệ, và mức phí sẽ tăng nếu mua nhiều (có thể theo bậc thang).

6. Công bố thông tin, tuyên truyền liên tục để củng cố lòng tin của dân và DN, phát huy tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân.

Khi ngoại tệ tập trung về một đầu mối là NHNN, Chính phủ có nhiều công cụ hơn để phát triển kinh tế.

Phát hành chứng chỉ vàng giấy


Về quản lý, huy động vàng :


1. Song song với việc cấm mua đầu tư vàng miếng vật chất, để thỏa mãn nhu cầu đầu tư của người dân kiếm lời khi giá vàng thế giới có biến động lên xuống thì NHNN phát hành chứng chỉ vàng giấy có các mệnh giá 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ, 1 lượng, 2 lượng, 5 lượng, 10 lượng, 20 lượng, 50 lượng, 100 lượng để bán cho người dân có nhu cầu theo giá thị trường thế giới quy đổi theo tỷ giá VND lúc giao dịch.

Chứng chỉ vàng giấy này có giá trị giao dịch thanh toán như vàng thật, (có thành phần chống giả mạo giống ngân phiếu), và được NHNN bảo toàn 100% trị giá khi người dân muốn giao dịch mua bán.

2. Các chứng chỉ này được mua bán giao dịch tại tất cả các ngân hàng trên cả nước theo đúng giá niêm yết của NHNN có cập nhật liên tục theo giá thế giới.

3. Tạo mọi điều kiện để chứng chỉ vàng giấy được lưu thông giao dịch tiện lợi như vàng vật chất hiện nay.

4. Tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, về tính pháp lý, an toàn tiện lợi của chứng chỉ vàng giấy này, như: không sợ vàng giả, vàng thiếu tuổi, thiếu cân, không mất phí gia công như khoen vàng, vòng vàng nữ trang... Đồng thời, chứng chỉ có thể mua bán thuận tiện tại bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch của tất cả các ngân hàng trên toàn quốc. Vàng giấy luôn có giá đúng theo giá thế giới quy đổi theo tỷ giá VND tại thời điểm giao dịch.

5. Quy định chứng chỉ vàng giấy, nếu gửi ngân hàng sẽ có lãi. Còn vàng vật chất thì không cho các ngân hàng trả lãi, qua đó sẽ khuyến khích người dân mang vàng vật chất đổi vàng giấy gửi ngân hàng để lấy lãi.

6. Người dân đang sở hữu vàng vật chất có nhu cầu bán thì có thể đến các chi nhánh ngân hàng để giao dịch. Các ngân hàng sẽ thu lại dùm NHNN theo giá niêm yết tại thời điểm giao dịch. Hiện nay có các ngân hàng: NN&PTNN, Bưu điện, Liên Việt có nhiều chi nhánh rộng khắp toàn quốc nên việc mua bán chứng chỉ vàng giấy qua ngân hàng cũng rất an toàn và thuận tiện.

Làm được điều này, NHNN đã thành công trong việc không cần tung ngoại tệ ra nhập khẩu vàng vật chất nữa, mà người dân có vàng vật chất sẽ bán cho NHNN, hoặc đến NHNN đổi thành vàng giấy để gửi tiết kiệm. NHNN sẽ có vàng vật chất bán lại cho DN sản xuất nữ trang.

Mặt khác NHNN có thể tham gia mua đối ứng vàng trên sàn vàng thế giới để đảm bảo cho người dân mà không cần bỏ ra 100% trị giá ngoại tệ để nhập vàng về kho lưu trữ. Biện pháp trên đáp ứng được yêu cầu quản lý chặt chẽ thị trường vàng, nhu cầu đầu tư bảo toàn vốn của người dân, nhu cầu huy động vốn vàng còn tiềm ẩn trong dân, giúp Chính phủ có đủ nguồn lực phát triển đất nước.

Phải tuyên truyền vận động thường xuyên liên tục để củng cố lòng dân, để DN và người dân an tâm làm ăn, không còn cảnh người người nhà nhà đua nhau kinh doanh vàng và ngoại tệ.

Tuyên truyền để dân hiểu "không mua ngoại tệ chỉ giữ VND, mua chứng chỉ vàng giấy" là đầu tư an toàn, giữ giá được tiền đồng, thể hiện lòng yêu nước thương dân, đóng góp cho sự phát triển phồn thịnh của đất nước.

(vef)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • ADB cho rằng Việt Nam cần hạ mục tiêu tăng trưởng GDP
  • Hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng
  • Ngân hàng vào cuộc, chứng khoán lao đao
  • Tăng giá điện sẽ tăng trực tiếp CPI khoảng 0,72%
  • Marc Faber: Kim loại quý mới là đồng tiền thực sự!
  • Trần tăng trưởng tín dụng 20%: Phân biệt hay cào bằng?
  • Thế giới đang đối mặt với bong bóng vàng?
  • Mô hình tăng trưởng nóng và nhiều hệ lụy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!