Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

ADB: Dòng vốn lớn nhất sẽ đến Việt Nam

Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã công bố báo cáo “Giám sát hội nhập kinh tế châu Á” (AEIM). Báo cáo đã nêu ra rất chi tiết về tình hình thu hút FDI tại châu Á.

 

Theo báo cáo, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh, bao gồm cả các dòng vốn vào châu Á.

Trong khi FDI trên toàn cầu tăng trung bình 5% trong suốt giai đoạn 2000-2007 thì đến giai đoạn 2007-2009 đã giảm trung bình 22%/năm.

(Nguồn: ADB)

Mức giảm này thậm chí còn sắc nét hơn đối với EU-15, nơi dòng vốn FDI đăng kí trung bình tăng khoảng 37%/năm trong suốt giai đoạn nêu trên. Đối với 15 nền kinh tế khu vực Đông Á và Đông Nam Á, FDI chỉ giảm 8% mỗi năm. Kết quả là, trong khi FDI tại khu vực này chỉ vào khoảng 23% mức FDI của EU-15 trong năm 2000 thì đến hiện tại, quy mô đã ngang bằng nhau.

Dòng vốn FDI trong 13 nền kinh tế khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã tăng lên bất chấp sự suy giảm toàn cầu trong dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ FDI nội vùng trong tổng dòng vốn tăng từ 44.6% của năm 2007 lên đến 60% của năm 2009.

(Nguồn: ADB)

Tuy nhiên, phải thận trọng với các số liệu nêu trên bởi một số vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư thông qua quốc gia thứ ba. Ví dụ, FDI từ Trung Quốc chủ yếu thông qua quần đảo Virgin của Anh, quần đảo Caynam và từ Hong Kong.

FDI tại ASEAN

Nguồn vốn FDI tích lũy trong ASEAN vẫn còn nhỏ so với khu vực Đông Á. Vào năm 2008-2010, trong nội bộ ASEAN, nguồn vốn FDI tích lũy đạt 27 tỷ USD tương đương 16.7% tổng số tích lũy vốn đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Con số này cũng gần như tương tự dòng vốn FDI chảy vào trong năm 2006-2008. Những dòng vốn lớn nhất sẽ đến Indonesia, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia.

(Nguồn: ADB)

Các dòng vốn FDI đến từ bên ngoài ASEAN vẫn là các nguồn chi phối vốn đầu tư trực tiếp của khu vực. Dòng vốn đã đăng kí từ 155.9 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2008 giảm xuống còn 134.6 tỷ USD trong giai đoạn 2008-2010. Các nước khác tại châu Á có đóng góp lớn nhất cho dòng vốn FDI tại ASEAN với 39.5 tỷ USD.Tiếp đến là khu vực EU với đóng góp 33.2 tỷ USD.

 

Theo Stox/ADB//(DDDN)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • CPI âm, giảm phát không còn là tín hiệu
  • Đằng sau việc giấu nợ xấu, khoe lãi khủng là gì?
  • JPMorgan Chase: Lãi suất sẽ giảm thêm ít nhất 2% đến cuối năm
  • Lừa đảo ngân hàng, tội phạm nguy hiểm
  • Như một vụ cướp mang tầm thế kỷ
  • Đâu là ngưỡng nợ nước ngoài an toàn của Việt Nam?
  • Sức khỏe ngân hàng qua các con số
  • Phía sau “nghịch cảnh” nợ xấu tăng, phần lớn ngân hàng báo lãi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!