Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chật vật tìm vốn

 Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Công thương, Bộ Tài chính và UBND TP.HCM hôm qua 4.4 đã gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp (DN) TP.HCM để tìm cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN.

Phát biểu tại cuộc gặp, ông Thân Nam Y, Giám đốc tài chính Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn, cho rằng cần ưu tiên vốn cho những DN sản xuất để góp phần giảm áp lực lạm phát. Hiện nay, nguồn nguyên liệu để sản xuất hầu như đều nhập khẩu, nhưng các DN này lại gặp khó khăn lớn trong việc mua ngoại tệ, không thể mua với tỷ giá ngân hàng công bố. Nhiều DN than vãn, sau khi bán ngoại tệ cho ngân hàng vài ngày, đến lúc cần đã không thể nào mua lại được.

Cùng quan điểm, ông Lê Tùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) cho biết, hệ thống Satra có nhiều công ty mang về ngoại tệ nhưng lại có công ty cần ngoại tệ để nhập khẩu nguyên phụ liệu cho sản xuất, nhưng do hạch toán độc lập nên không thể chuyển đổi ngoại tệ với nhau. Dẫn đến tình trạng, công ty này “thừa” ngoại tệ, công ty khác chật vật tìm mua.

Trong khi đó, ông Đỗ Phước Tống, giám đốc một DN cơ khí ở Q.Tân Phú, lại than do không mua được ngoại tệ nên dự án nhà máy của công ty đến nay vẫn còn dang dở. “Nhiều thiết bị đã đặt mua từ nước ngoài nhưng chúng tôi phải đàm phán lại hợp đồng với đối tác để giãn thời gian giao hàng, thay vì tháng 3 thì kéo dài tới tháng 5. Khách hàng phản đối dữ dội”, ông Tống lắc đầu.

“Sức khỏe của DN đang không ổn, nếu không có liều thuốc đặc trị, nhiều DN sẽ không qua khỏi giai đoạn này”, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM phát biểu. Ông Minh kiến nghị NHNN xem xét hai “vấn đề mấu chốt” là vốn vay và lãi suất. “Trong một cuộc họp với hiệp hội, có DN đã khóc, nói sẽ đóng cửa công ty, chứ kinh doanh như vầy đem tiền gửi ngân hàng tốt hơn. Nhiều DN đang trong tâm lý chờ đợi, chần chừ nên không làm gì hết. Chưa kể hai cú sốc tăng giá xăng dầu vừa rồi. Cho nên cần tập trung vốn cho một số ngành như nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu…”, ông Minh đề xuất.

Giãn thuế cho doanh nghiệp


Thừa nhận phản ánh của DN là đúng, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng đối với nhu cầu ngoại tệ của các DN xuất nhập khẩu, đặc biệt là các DN chỉ có chức năng nhập khẩu như nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên liệu sản xuất thuốc… vẫn khó có thể mua được ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu đến hạn. Các ngân hàng thương mại vẫn chưa thể cân đối đủ ngoại tệ để đáp ứng cho DN và dẫn đến tình trạng một số ngân hàng đẩy giá bán USD cao hơn giá niêm yết, khoản chênh lệch được tính vào các loại phí của ngân hàng.

Ông Trần Phương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á, đưa ra giải pháp: trường hợp DN bán ngoại tệ cho ngân hàng nhưng sau đó mua lại không được có thể giải quyết bằng cách ngân hàng bán số ngoại tệ đó cho NHNN; đến khi DN cần thì mua lại của NHNN. Tuy nhiên, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu không đồng tình và cho biết, chỉ có thể linh động ở một vài thời điểm, không thể bất cứ lúc nào cũng được. Vấn đề cân đối ngoại tệ trong ngân hàng, ông Bình nói “rất khó khăn” do nước ta nhập siêu. Đối với lãi suất cho vay cao, không dễ để cân bằng với lãi suất huy động.

Do vậy bên cạnh phương án cơ cấu lại danh mục tiếp cận ngoại tệ; đẩy mạnh bán ngoại tệ cho những DN sản xuất…, nhiều ý kiến đề nghị cần giãn thuế cho DN để vượt qua khó khăn giai đoạn này. Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính, dự kiến trong ngày hôm qua (4.4) Chính phủ ban hành quyết định giãn thuế TNDN cho DN vừa và nhỏ. Như vậy sẽ có khoảng 200.000 DN trong cả nước được thụ hưởng chính sách này với số thuế tương ứng 7.000 tỉ đồng; riêng địa bàn TP.HCM là 75.000 DN, số thuế 2.000 tỉ đồng. “Thêm nữa, sẽ có chừng 50% số DN được giãn sẽ được giảm thuế TNDN”, ông Tuấn cho hay.

(Thanh niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Hàn thử biểu mới trên thị trường tiền tệ
  • Việt Nam 2011: Ngân hàng và nỗi lo sợ thanh khoản
  • Chợ ngoại tệ tự do ngập ngừng mở cửa trở lại
  • "Phanh" gấp cuộc đua lãi suất không kỳ hạn
  • Thừa ngoại tệ để cho vay …
  • 'Tuyên chiến' với lạm phát cao
  • Nhà băng đau đầu vì chi phí ngầm trong huy động vốn
  • Khốc liệt cuộc đua tăng vốn điều lệ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!