Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ba yếu tố "cản" thị trường trái phiếu

Ba rủi ro chính là lạm phát, tỷ giá và thanh khoản được dự báo tiếp tục gây khó cho thị trường trái phiếu (TTTP) trong năm 2011. phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Hoài Giang- Phó chủ tịch Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam.

Ông có đồng quan điểm với nhiều dự báo cho rằng, lãi suất sẽ bắt đầu giảm từ quý II/2011 và hỗ trợ tích cực cho TTTP?


Không ít ý kiến cho rằng, lãi suất hiện đã cao, nên nhiều khả năng sẽ giảm từ quý II tới. Nhưng tôi cho rằng, điều này không dễ diễn ra, nếu có thì mức giảm cũng không nhiều, bởi cái gốc khiến lãi suất cao là lạm phát vẫn chưa được kiềm chế vững chắc.

Hơn nữa, năm 2011, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, nên khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ là không nhiều. Bởi vậy, mặt bằng lãi suất trong năm 2011 sẽ khó hạ thấp như nhiều người kỳ vọng. Điều này sẽ tác động không tích cực đến mặt bằng lãi suất phát hành trái phiếu, nên nhiều khả năng đối với trái phiếu kỳ hạn 5 năm, 10 năm, lãi suất phát hành tối thiểu phải trên 10%/năm.

Năm 2011, có khoảng 60.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ đáo hạn, cộng với kế hoạch phát hành mới được Kho bạc Nhà nước công bố, thì tổng giá trị phát hành lên đến 100.000 tỷ đồng. Nhu cầu phát hành cao càng làm tăng sức ép lên sức cầu, khiến lãi suất phát hành khó giảm. Mặt khác, tỷ giá USD/VND vẫn chịu nhiều sức ép, nên cũng tác động không tốt đến TTTP.

Những sức ép cụ thể hiện tại đối với tỷ giá là gì, thưa ông?


Thâm hụt tài khoản vãng lai đang gây sức ép lên đồng nội tệ và lạm phát. Tài khoản vốn thặng dư, nhưng dòng vốn vào khó tăng mạnh. Do đó, lãi suất đồng nội tệ vẫn phải duy trì ở mức cao. Tuy năm 2010, kiều hối, giải ngân nguồn vốn FDI đạt được kết quả khả quan, nhưng nó chỉ góp phần giảm sức ép đối với tỷ giá trong ngắn hạn, chứ chưa giúp cho dự trữ ngoại tệ đạt được ở mức vững chắc trong dài hạn. Chừng nào tình trạng bội chi ngân sách, nhập siêu, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế… chưa được cải thiện rõ rệt, thì sức ép lên tỷ giá luôn hiện hữu.

Nghĩa là cơ hội để TTTP sôi động hơn trong năm 2011 là không nhiều?


Đúng vậy, nhất là nhìn vào nền tảng NĐT. Cụ thể, NĐT trong nước hiện vẫn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, trong đó không nhiều ngân hàng có điều kiện tham gia TTTP. Ngay cả những ngân hàng có thể tham gia thị trường thì cũng đang bị trở ngại bởi mặt bằng lãi suất cao. Với quy định ngân hàng chỉ được cho vay không quá 80% vốn huy động được, thì với 20% vốn "nhốt" tại các ngân hàng, họ sẽ tìm kiếm các kênh đầu tư để giải ngân, trong đó có TTTP. Tuy nhiên, với mức lãi suất huy động khoảng 14 - 15%/năm, trong khi mặt bằng lãi suất đầu tư vào trái phiếu cỡ 12%/năm, thì TTTP khó tạo ra sức hút NĐT đủ mạnh, để tạo đột biến về thanh khoản trong  năm 2011.

Ông vừa nhắc tới yếu tố thanh khoản, dường như điều này vẫn là cản trở lớn đối với nỗ lực thu hút NĐT cho TTTP, nhất là NĐT nước ngoài?

Với NĐT nước ngoài, ba yếu tố quan trọng nhất khi họ xem xét cơ hội đầu tư vào TTTP Việt Nam là lạm phát, tỷ giá và thanh khoản. Trong khi lạm phát và tỷ giá được họ nhìn nhận là tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, thì yếu tố thanh khoản cũng ở trong tình trạng tương tự. Điều này lý giải tại sao trong năm 2010, vốn ngoại đổ vào TTTP không đáng kể. "Cú sốc" thanh khoản năm 2008 dường như vẫn chưa thôi ám ảnh NĐT nước ngoài. Họ tiếp tục giữ thái độ thận trọng, bởi khi gặp bất trắc, cơ hội để họ bán trái phiếu vẫn chưa nhiều.

Rủi ro đối với NĐT trái phiếu trong năm 2011 là khá cao, do nhiều nguyên nhân. Thực tế, tín hiệu cải thiện thanh khoản cho TTTP vẫn chưa được phát đi rõ ràng, bởi trong năm 2010, cơ quan quản lý chưa quyết liệt tái cơ cấu thị trường, đặc biệt là nỗ lực cấu trúc lại số lượng các mã trái phiếu theo hướng giảm mạnh, để dễ giao dịch hơn, cũng như giảm các loại chi phí giao dịch khi đầu tư vào trái phiếu.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Doanh nghiệp FDI khai lỗ toàn là “ông lớn”
  • Nợ công nhìn từ nguồn vốn ODA
  • Nhân dân tệ tăng giá: Lo dần không quá muộn
  • Có phải “đầu tư không dẫn tới lạm phát”?
  • Sở hữu chung cư có thời hạn - hết cơ hội “ôm” chung cư
  • Giảm bội chi ngân sách xuống 5%
  • TTCK mới nổi đã hết thời?
  • Gần tết, chuyện cũ lãi suất lại xảy ra?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!