Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ban Giám đốc điều hành IMF thông qua báo cáo tham vấn kinh tế vĩ mô VN năm 2010

Ngày 28/7/2010, Ban Giám đốc Điều hành (GĐĐH) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông qua báo cáo của Đoàn tham vấn về kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2010 (thực hiện vào tháng 5/2010) theo qui định của Điều IV IMF.

Đây là Đoàn công tác thường niên của IMF tiến hành tại các nước hội viên để đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô và đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ. Năm nay, báo cáo của Đoàn Điều IV được thông qua dưới hình thức phê duyệt mà không cần tổ chức họp. Hình thức này được áp dụng cho các nước được đánh giá có tình hình kinh tế vĩ mô tương đối tốt, không có vấn đề lớn cần đưa ra thảo luận tại Ban GĐĐH.

IMF đánh giá cao các biện pháp và kết quả hỗ trợ tăng trưởng, đối phó với khủng hoảng trong năm 2009 của Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những nước Châu Á đang phát triển có tốc độ tăng trưởng tốt. Việt Nam đã nỗ lực vượt qua các thách thức, khó khăn trong những năm gần đây, điều này xứng đáng được quốc tế công nhận. IMF hoan nghênh Chính phủ Việt Nam đã kịp thời chuyển hướng ưu tiên chính sách từ tăng trưởng sang ổn định kinh tế vĩ mô từ cuối năm 2009, thông qua các biện pháp như thắt chặt thanh khoản, dừng đúng hạn chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, tự do hoá lãi suất… Những biện pháp này đã giúp ổn định các điều kiện kinh tế và tài chính, cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định, qua đó giúp khôi phục lòng tin của thị trường, kiềm chế lạm phát và nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì.

IMF cho rằng Chính phủ Việt Nam đã giải quyết tốt những rủi ro vĩ mô gia tăng giai đoạn cuối năm 2009 – đầu năm 2010, do hiệu ứng của các biện pháp kích thích kinh tế như nhập siêu, áp lực lên tiền đồng và dự trữ ngoại hối.

IMF dự báo nếu ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,5% nhờ sự hỗ trợ của đầu tư tư nhân, tiêu dùng và xuất khẩu, lạm phát và thâm hụt cán cân vãng lai sẽ giảm, dự trữ sẽ được cải thiện hơn. Với chính sách tài khóa theo hướng củng cố năm 2010 và triển vọng tăng trưởng thuận lợi, bội chi ngân sách dự báo sẽ giảm xuống 6% GDP vào 2010 (theo định nghĩa của IMF), phần nhiều nhờ vào giảm tổng chi tiêu đầu tư 3 điểm phần trăm GDP so với năm 2009. Ngoài ra, IMF đánh giá triển vọng trung hạn của Việt Nam là thuận lợi, vẫn là điểm điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Phân tích bền vững nợ (do IMF và WB phối hợp thực hiện) cho thấy bền vững nợ nước ngoài cả ngắn và trung hạn của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Trong bối cảnh đó, IMF khuyến nghị cần tiếp tục giữ vững lòng tin thị trường, duy trì ổn định tỷ giá như hiện tại và tận dụng cơ hội để tăng dự trữ ngoại hối, tiếp tục nỗ lực kiềm chế thâm hụt thương mại, đảm bảo thanh khoản trong hệ thống tài chính. Chính phủ Việt Nam cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin cho công chúng và các nhà đầu tư, trong đó xác định rõ mục tiêu ưu tiên của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ, đổi mới cơ chế tỷ giá về trung hạn, nâng cao hiệu quả đầu tư công, tiếp tục cải cách khu vực tài chính, DNNN và tăng cường điều hành chính sách theo các nguyên tắc thị trường.

Trong thời gian từ tháng 5-7/2010, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục được duy trì, các chỉ số kinh tế quan trọng có trong xu hướng cải thiện hơn so với thời điểm Đoàn Điều IV của IMF đánh giá (tháng 5/2010), đặc biệt là tăng trưởng kinh tế mạnh hơn trong khi lạm phát được kiềm chế tốt và xu hướng tiếp tục giảm, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được đảm bảo.

(Ngân hàng Nhà nước)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Gom vốn cho chỉ tiêu 25%
  • Nên thu hút các TNC nhỏ nắm công nghệ mới
  • Cách nào giảm giá nhà, đất?
  • “Nóng” thị trường trái phiếu doanh nghiệp
  • Biến động mạnh tỷ giá chưa gây tác động xấu?
  • Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ giảm, vì sao?
  • Xử phạt bảo hiểm: Lý, tình và sự cẩn trọng
  • 'Sẽ tích cực bơm vốn cho nền kinh tế'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!