Mặt trái của điều chỉnh tỷ giá
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội cho rằng, mặt trái của điều chỉnh tỷ giá gắn liền với sức ép lạm phát, với những rủi ro chính sách của những DN, nhất là DN nhập khẩu cũng như sự gia tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng...
Thưa ông, NHNN vừa tăng tỷ giá liên ngân hàng tới 9,3%. Ông có đánh giá gì về lần điều chỉnh tăng tỷ giá lần này?
- Trong bối cảnh hiện nay cũng như là trong kinh tế thị trường nói chung, điều chỉnh tỷ giá để bảo đảm tính tương quan giữa các đồng tiền, nhất là giá trị thực của đồng nội tệ ở bất kỳ nước nào cũng là vấn đề thường xuyên trong quản lý.
Đợt điều chỉnh này có mấy điểm mới: Về mặt thời gian, gần như được báo trước. Thời điểm điều chỉnh gắn với những ngày nghỉ, những phản ứng mang tính chất tự phát cũng bớt đi. Một điểm nữa về mặt thời gian là hơi bị kéo dài, tính cấp thiết cần điều chỉnh thì đã lâu rồi, vì đang có giãn cách lớn giữa hai tỷ giá. Tỷ giá càng kéo dài, càng dãn cách lớn, về nguyên tắc càng gây thiệt hại lớn.
Về mức độ, đây là đợt điều chỉnh lớn nhất từ trước đến nay. Về biên độ, đây đợt điều chỉnh giảm biên độ thấp nhất.
Mặt tích cực từ việc điều chỉnh tăng tỷ giá lần này là gì, thưa ông?
- Việc điều chỉnh sẽ làm cho hai tỷ giá sát gần nhau. Điều này làm cho hoạt động về ngoại tệ sẽ được tập trung vào thị trường có tổ chức và ngân hàng làm đúng vai trò của mình, không còn là trung gian.
Nhà nước cũng sẽ không phải tung tiền ra bán theo giá thấp cho các doanh nghiệp. Đặc biệt, sẽ hạn chế việc đầu cơ buôn bán lòng vòng vốn. Ví dụ như ngân hàng hoặc doanh nghiêp có một lý do nào đó chính đáng để được mua nguồn USD giá rẻ lệch 10%, sau đó, họ có thể bán hoặc không bán cho đúng đối tượng hoặc dùng không đúng mục đích, bán lòng vòng ra ngoài. Thì riêng chuyện đó đã lãi được 10% rồi.
Tiếp đến, các báo cáo tài chính phải hạch toán theo tỷ giá chính thức, nhưng thực tế các doanh nghiệp phải mua với tỷ giá cao, như vậy các báo cáo tài chính phải sai ít nhất 10%. Điều này có thể được giảm bớt đi nhờ lần thay đổi tỷ giá này.
Ngoài ra, việc mua bán ngoại tệ sôi động hơn, nguồn cung lớn hơn.
Vậy còn mặt trái của việc điều chỉnh tăng tỷ giá lần này, thưa ông?
- Có hai mặt trái gồm mặt trái của việc tăng tỷ giá và mặt trái của kỹ thuật điều chỉnh tỷ giá.
Mặt trái của điều chỉnh tỷ giá gắn liền với sức ép lạm phát, gắn liền với những rủi ro chính sách của những doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu cũng như sự gia tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng do ăn theo, do “tát nước theo mưa” có thể ảnh hưởng ít nhiều do đó thực tế mức sống của người dân bị giảm ..vv.
Mặt trái của kỹ thuật điều chỉnh như phân tích ở trên là… người ta chỉ có kỳ vọng đã điều chỉnh là chỉ có lên thôi , do đó làm tăng tính đầu cơ. Tiếp đó nếu mà điều chỉnh biên độ quá lớn thì buộc doanh nghiệp phải thay đổi hợp đồng, gây nên những trục trặc. Nếu chỉ 1 hoặc, 2 phần trăm nó nhỏ, thường xuyên thì dư âm của điều chỉnh sẽ giảm đi.
Nếu biên độ quá hẹp như đã nói, dễ dẫn đến những tiêu cực vì doanh nghiệp và ngân hàng ít có cơ hội thương lượng điều chỉnh gặp nhau. Biên độ hẹp, dễ dân đến hiện tượng động một tý là vượt ra khỏi khung hay gọi là tỷ giá đen.
Ông có thể nói cụ thể hơn việc điều chỉnh tăng tỷ giá lần này sẽ tác động như thế nào đến lạm phát năm 2011?
- Như đã phân tích ở trên, tăng tỷ giá trước hết là giá nhập khẩu sẽ đắt lên. Giá nhập khẩu đắt nên thì đương nhiên những mặt hàng nào sản xuất trong nước thì sẽ có chi phí đắt hơn.
Nếu bán ở trong nước sẽ đắt hơn, còn nếu bán ở nước ngoài sẽ cạnh tranh tốt hơn. Thí dụ như ô tô nhập bán trong nước sẽ đắt hơn và ông bán hàng rau cũng vin lý do này để tăng giá bán rau để đủ tiền mua ô tô..vv nó sẽ tạo ra sự nhìn nhau và quan hệ mang tính chất dây chuyền. Do đó nó tạo ra sự tham chiếu lẫn nhau, sự tát nước theo mưa do chi phí đội lên. Tóm lại tăng tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất dó là điều chắc chắn.
Như ông vừa nói, việc tăng tỷ giá sẽ tạo sức ép lên lạm phát. Trong khi đó, dịp đầu năm 2011, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát. Vậy theo ông với việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua liệu có mâu thuẫn với tuyên bố của Thủ tướng?
- Điều này không mâu thuẫn. Thủ tướng nhấn mạnh đến hàm ý là tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ là số hai, sau ưu tiên ổn định kinh tế, giảm lạm phát.
Lạm phát mà Thủ tướng nói đến không phải là lạm phát do thay đổi điều chỉnh tỷ giá mà lạm phát ở đây là do cung ứng tín dụng quá nhiều, do đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư qua nhà nước quá nhiều đây là hàm ý của Thủ tướng.
Còn việc điều chỉnh tỷ giá là đương nhiên. Nếu mục tiêu giữ tỷ giá để ổn định lạm phát thì sẽ ngược lại càng giữ thì nó càng tăng lạm phát nhanh.
Theo ông, sắp tới NHNN cần có chính sách điều hành như thế nào để giảm những mặt trái do tăng tỷ giá?
- Rất khó cho NHNN trong việc giảm mặt trái của việc tăng tỷ giá mà nên có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan.
Riêng NHNN, theo quan điểm của tôi việc điều chỉnh tỷ giá phải mềm hơn, mỗi lần điều chỉnh nên ngắn hơn tùy theo diễn biến thị trường. Thứ hai, mức độ điều chỉnh không nên quá cao. Trên thế giới 10% là bị khủng hoảng, 9,3% là xấp xỉ khủng hoảng.
Và thứ ba là biên độ nên rộng bởi biên độ nó không “chết” ai cả, thậm chí biên độ lên 7-8% không sao cả, bởi vì quan trọng nhất tỷ giá người ta thường nhìn vào con số.
Còn biên độ điều chỉnh từ 1 đến 8 không vấn đề gì cho nên về mặt kỹ thuật để giảm thiểu tác đông về mặt tâm lý thì nên để biên độ rộng cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và ngân hàng gặp nhau trong vòng tròn mà mình vẽ ra.
Bên cạnh đó, nếu có thể thì nên tăng cường kiểm tra, kể cả phạt tài chính đối với những ngân hàng nào mà vượt khung để làm gương, thâm chí tạm thời rút phép. Phạt hành chính là biện pháp khả thi, nếu phát hiện thấy có hợp đồng nào mà bán phạm quy thì sẽ phạt nặng. Tuy nhiên, mức phát phải cao hơn lợi nhuận mà họ có thể thu được từ hợp đồng này.
Nguyên Dương(thực hiện)// Theo Tầm Nhìn
----------------------------------------------------------
Biến động lãi suất, tỷ giá trong mắt doanh nghiệp Việt
Lãi suất tăng cao, tỷ giá vừa có điều chỉnh mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ chịu tác động như thế nào?
VnEconomy xin giới thiệu một số ý kiến phản hồi từ các lãnh đạo doanh nghiệp về những tác động đó.
Cần ổn định để còn biết đường tính toán
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam
“Hệ thống ngân hàng sẽ khó huy động ngoại tệ nếu vẫn giữ quy định về tỷ giá như cũ. Rất may là có sự chỉ đạo kịp thời của Ngân hàng Nhà nước và sự thống nhất với Hiệp hội Ngân hàng nên đã có sự đồng thuận về giá huy động vốn đầu vào. Vào cuộc ngay nên có tác động rất tốt.
Vì sao nói câu chuyện ngân hàng vì ngân hàng cung cấp vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp giao dịch cũng qua hệ thống ngân hàng nếu trong trường hợp huy động vốn đầu vào 14%, rõ ràng nếu cộng thêm chi phí vài phần trăm của ngân hàng vào nữa thì vốn doanh nghiệp vay so với các nước ở mức độ cao, tác động nhất định đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các ngân hàng thẩm định cho vay cũng chặt chẽ hơn.
Việc điều chỉnh tỷ giá vừa rồi là đúng, vì thực chất tỷ giá chênh lệch giữ ngân hàng với thị trường tự do đã chênh khá lớn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng rất lo ngại, bày tỏ lo ngại vì việc dùng USD như một chỉ số, nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc, tới hơn 10 tỷ USD trong khi đồng Nhân dân tệ giá trị như vậy nên có ý kiến lo rằng bị tăng giá kép, vì nhập nguyên liệu từ Trung Quốc về đắt hơn bình thường (vì đồng Nhân dân tệ của họ tăng giá hơn đồng USD trong khi VND lại sụt giảm so với USD) thì rõ ràng giá thành sản phẩm doanh nghiệp mình làm ra đắt, tác động đến sức mua.
Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất lo ngại. Năm nay chỉ tiêu xuất khẩu phải tăng hơn 10%, Quốc hội đã đặt chỉ tiêu rồi. Để thực sự hàng hóa Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì việc điều chỉnh tỷ giá, lãi suất phải hết sức thận trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nhập siêu vẫn cao nên phải có bài toán thế nào đó để trợ giúp cho doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam để tăng sức cạnh tranh hàng hóa chúng ta lên. Đặc biệt là chúng ta nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa của chúng ta thì việc có chính sách linh hoạt, hợp lý trong điều hành tỷ giá lãi suất rất quan trọng và cần thiết.
Về mức tăng 9,3% của tỷ giá, không gây sốc đâu. Vì nghe tỷ lệ phần trăm con số có vẻ to nhưng thực tế từ lâu trên thị trường đã điều chỉnh rồi. Quan trọng là sau khi chính sách đó được công bố, trên thị trường USD không vọt lên quá cao mà điều đó chứng tỏ chỉ có sự điều chỉnh nhất định, minh bạch được hoạt động ngân hàng, để ngân hàng thu hút được USD tiền gửi. Chính vì như thế cũng hy vọng nguồn USD người dân bán cho ngân hàng tốt hơn, giúp Nhà nước tăng cường dự trữ ngoại hối.
Tuy nhiên, cần có giải pháp đồng bộ để thực sự vốn vay lãi vay của doanh nghiệp giảm đi. Vì với khối doanh nghiệp sản xuất rất cần vốn vay hợp lý, còn tạo công việc cho người lao động. Bên cạnh khối dịch vụ, ngân hàng, tài chính cũng cần được tăng cường. Bên cạnh giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô thì Chính phủ và các bộ ngành cũng cần tập trung giải pháp cho vấn đề này. Nhưng vốn nền kinh tế nước ta yếu sẵn, lại có tác động như thế nữa. Kinh tế nước ta có độ mở lớn trong khi xuất khẩu chiếm 160% so với GDP, nên đó là bài toán không đơn giản, phải tháo gỡ từng bước.
Với doanh nghiệp, ai cũng phải vay vốn, ai cũng mong muốn lãi suất thấp, nhưng với múc vay trung bình tối thiểu 17% thì rất khó cho doanh nghiệp, và khi trả lãi ngân hàng, doanh nghiệp không có lãi, lãi phải đạt tối thiểu 20% mới có chút lãi. Nếu lãi cao doanh nghiệp không hoạt động được, ảnh hưởng tới cả nền kinh tế, ảnh hưởng đến công ăn việc làm cho người lao động.
Nhưng để giảm mặt bằng lãi suất xuống là cả bài toán tổng hợp. Cho nên cần có một gói giải pháp nhưng điều hành một cách cực kỳ linh hoạt vì diễn biến thay đổi hàng ngày, hàng tuần. Bên cạnh đó còn chịu tác động chi phí đẩy từ than, điện… Họ là nhà kinh doanh đầu tư thì cũng cần có lãi để tái đầu tư, nhưng nếu chúng ta làm một cách dồn dập thì khối sản xuất kinh doanh, dịch vụ cực kỳ khó khăn vì chi phí giá thành sẽ tăng cao, ảnh hưởng đến sức mua.
Về điều hành chính sách tiền tệ, các doanh nghiệp mong muốn có định hướng nhất định để tiên đoán được sự ổn định chính sách, để còn biết đường tính toán. Công tác dự báo và tạo dư luận, có định hướng chung cho các doanh nghiệp về hoạt động tài chính tiền tệ rõ hơn. Ví như chính sách tỷ giá cần điều hành linh hoạt nhưng không phải biến động lớn”.
Cơ hội để thanh lọc doanh nghiệp
Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Vinaland
“Đối với lĩnh vực bất động sản, một lĩnh vực phụ thuộc khá nhiều vào vốn ngân hàng thì việc lãi suất chưa tăng cao cũng đã khó rồi. Nay lãi suất cho vay tăng cao thì lại càng khiến cả thị trường khó khăn hơn. Tuy nhiên, theo tôi, trong thời điểm này do áp lực về vĩ mô, bắt buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ngay cả việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua cũng là một việc bất khả kháng vì mục tiêu vĩ mô.
Hiện nay, đối với các doanh nghiệp có dự án đang chuẩn bị triển khai thì ngay khi lãi suất chưa tăng cao thì họ đã phải dừng rồi, đã phải “cố thủ” rồi, vì khi lãi suất 16 -18% thì họ cũng đã rất khó khăn. Còn với những doanh nghiệp đang trong giai đoạn triển khai dang dở thì lại càng khó khăn hơn.
Đối với chúng tôi, trong bối cảnh này các dự án đều được dừng lại ở công tác chuẩn bị chứ không thể triển khai trong điều kiện lãi suất vay vốn cao. Còn với khách hàng thì họ cũng gặp khó khăn rất nhiều nếu như họ phải vay mượn nhiều để mua bán bất động sản.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì mục tiêu vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên chúng ta phải tăng lãi suất, chấp nhận hạn chế tăng trưởng, giảm chi tiêu… Đồng thời, ở góc độ nào đấy, tăng lãi suất cũng là cơ hội để thanh lọc những doanh nghiệp không có năng lực, góp phần đưa thị trường phát triển ổn định và hiệu quả hơn.
Thị trường bất động sản có thể sẽ khó khăn trong nửa đầu năm nay, còn sau đó, nếu lạm phát được kiềm chế thì lãi suất sẽ giảm xuống và thị trường sẽ có cơ hội phục hồi”.
Sẽ phải xét lại các kế hoạch
Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu (Aprocimex)
“Doanh nghiệp chúng tôi chuyên nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nên nhu cầu sử dụng USD là thường xuyên. Tuy nhiên, với việc Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh tăng mạnh tỷ giá USD/VND từ cuối tuần trước nên ngay trong sáng nay (14/2), tôi đã phải tạm ngừng đàm phán với đối tác để hủy một đơn hàng với trị giá 200.000 USD như theo kế hoạch đã đề ra.
Bởi, nếu ký kết hợp đồng này thì không biết sắp tới Aprocimex sẽ phải mua USD ở thị trường tự do với giá bao nhiêu rồi bán cho ngân hàng với giá thấp để thực hiện thanh toán hợp đồng.
Hiện Aprocimex là một trong 12 doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thực hiện bình ổn giá thức ăn chăn nuôi trong nước. Trung bình mỗi năm chúng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 200.000 tấn các loại thức ăn chăn nuôi và cần từ 35 - 40 triệu USD để nhập khẩu nguyên vật liệu, thế nhưng chúng tôi lại không được hưởng lợi gì từ chính sách tỷ giá cả.
Thực tế từ lâu rồi Aprocimex và phần lớn các doanh nghiệp khác đã chịu cảnh không mua được USD của ngân hàng mà phải mua ngoài thị trường tự do nhưng khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá tăng gần 10% thì chắc chắn giá USD trên thị trường tự do cũng tăng mạnh theo.
Với tỷ giá trên và giá USD trên thị trường tự do sẽ còn tăng nữa thì Aprocimex chắc chắn sẽ phải cắt giảm kế hoạch và lượng thức ăn chăn nuôi ra thị trường trong năm nay. Đó là một tin không vui với chúng tôi ngay từ đầu năm 2011 này.
Trong năm nay, Aprocimex còn có kế hoạch nâng cấp, mở rộng năng lực sản xuất nhà máy để tăng lượng cung ứng thức ăn chăn nuôi ra thị trường nhưng chắc kế hoạch này cũng sẽ phải xem xét lại. Nếu mở rộng mình sẽ phải vay, phải mua USD để nhập thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, trong khi bối cảnh tỷ giá USD như hiện nay thì sẽ chỉ càng làm khó thêm cho doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp nhập khẩu như Aprocimex, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thì việc tỷ giả USD/VND tăng cao như vậy sẽ đẩy doanh nghiệp vào cảnh khó khăn hơn. Rất “khổn khổ” cho doanh nghiệp là cứ phải đi mua giá USD ở ngoài thị trường tự do rất cao rồi lại bán cho ngân hàng giá thấp để thanh toán hợp đồng, làm sao mà chúng tôi phát triển được”.
Như trên lưng cọp vậy
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành:
“Hiện nay thị trường bất động sản vẫn đang đóng băng do nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố lãi suất vay vốn cao. Do đó, việc lãi suất cho vay tăng cao như hiện nay lại khiến thị trường càng khó khăn thêm.
Ngay cả đối với khách hàng, người dân vốn vẫn phải cậy nhờ vào ngân hàng để mua nhà, đất, nay lãi suất lên tới 19 -20% thì tất nhiên họ sẽ không thực hiện được ước muốn mua nhà. Có thể nói đây như là việc đòn “bức tử” tiếp theo cho doanh nghiệp bất động sản cũng như toàn thị trường sau Nghị định 69. Với các doanh nghiệp thì giống như phóng lao thì phải theo lao hay như những người đang ở trên lưng cọp vậy.
Có thể ví việc lãi suất tăng cao như hiện nay đối với doanh nghiệp cũng giống như một người biết mớ rau có phun hóa chất tăng trưởng, ăn vào thì cũng phải vài năm sau mới chết, nhưng nếu không ăn thì lại bị chết đói ngay. Do đó không còn con đường nào khác là doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải vay.
Chúng ta ai cũng biết, trong năm 2010, có rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ, trong khi nhiều ngân hàng lãi rất cao. Nay các ngân hàng lại tiếp tục tăng lãi suất cho vay thì rõ ràng đây là một sự bất công cần phải có sự can thiệp của nhà nước, các cơ quan quản lý. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn thì rất cần sự chung tay của tất cả các doanh nghiệp, trong đó có khối ngân hàng. Thậm chí, nhà nước có thể khống chế mức độ lãi của các ngân hàng để nền kinh tế có thể nhanh chóng vượt qua khó khăn.
Chúng ta cũng nên học tập Thái Lan, khi nền kinh tế bắt đầu thoát khỏi khủng hoảng, các lĩnh vực liên quan của họ tự ý thức hợp tác với nhau, mỗi ngành nghề, doanh nghiệp chịu thiệt một chút để cùng vượt khó. Chẳng hạn giá khách sạn giảm một chút, vận tải, hàng không, du lịch… cùng giảm nên du lịch của họ phục hồi nhanh chóng, thu hút lượng khách rất lớn.
Các doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất khó khăn, có rất nhiều dự án đang “trùm mền”, khởi công cầm chừng do không có đầu ra. Bên cạnh đó, hiện nay thị trường đang cạnh tranh rất quyết liệt do nguồn cung rất lớn. Có nhiều doanh nghiệp xây xong móng chờ lãi suất hạ để triển khai tiếp, song không ngờ lãi suất lại ngày một tăng cao khiến cho họ đang đứng bên bờ vực phá sản.
Việc tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng vào thời điểm này chẳng khác gì đánh một đòn chí tử vào các thị trường nói chung, trong đó có thị trường bất động sản. Do khó khăn trong vay vốn nên chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ phải chậm tiến độ dự án, vi phạm hợp đồng với khách hàng, hoặc sẽ có nhiều doanh nghiệp phải bán tống bán tháo dự án của mình vì không có đủ vốn để triển khai tiếp.
Một kịch bản xấu cho thị trường bất động sản trong năm nay sẽ được nhiều người nghĩ đến nếu lãi suất cho vay cứ tiếp tục cao như hiện nay”.
Gắng tiết kiệm chi phí tối đa
Ông Bùi Văn Hùng, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính - Công ty Hyundai Thành Công (HTC)
“Như chúng ta đều biết, đồng tiền VND của chúng ta được Nhà nước quy định tỷ giá. Mỗi biến động của USD đều ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nói chung và của HTC nói riêng. Việc đồng tiền Việt Nam được Nhà nước điều chỉnh giảm giá trị xuống 9,3% so với đồng USD sẽ có lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam nhưng nhưng ngược lại sẽ gây khó khăn rất lớn với các đơn vị nhập khẩu là chủ yếu như HTC. Theo đó, Mỗi chiếc xe nhập về Việt Nam giờ đây sẽ phải cộng chi phí do điều chỉnh tỉ giá USD/VND khá lớn, có khi đến cả trăm triệu đồng.
Đây là một mức tăng lớn ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua xe. HTC chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tiết kiệm chi phí tối đa, đề nghị Nhà nước tháo gỡ khó khăn bằng việc cho giãn thời hạn nộp thuế,… để hạ giá thành nhằm đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2011.
Sau khi có quyết định tăng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, Hyundai Thành Công cũng đã xem xét thay đổi giá bán phù hợp. Theo đó, những mẫu xe cụ thể như SantaFe có mức tăng từ 27- 47 triệu đồng, i30 CW có mức tăng 16 triệu đồng, Sonata tăng 23 triệu đồng… đây là mức tăng đã được chúng tôi cân nhắc rất kỹ đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà phân phối và người sử dụng. Thực tế mức tăng còn cao hơn khá nhiều”.
Tăng tỷ giá thì lợi xuất khẩu
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest)
“Ngân hàng Nhà nước mới đây điều chỉnh tăng tỷ giá giữa USD và VND thêm 9,3% là một quyết định mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Trước đây, khi xuất khẩu đồ gỗ thu về ngoại tệ, các doanh nghiệp đều phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước theo tỷ giá quy định. Nhưng khi cần ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu, các doanh nghiệp này lại phải mua ở các ngân hàng thương mại với mức chênh lệch có khi lên tới 3.000 đồng/1 USD so với giá niêm yết.
Thử hình dung, năm 2010 các doanh nghiệp đồ gỗ xuất khẩu thu về 3,4 tỷ USD, nhưng phải nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD thì phần thua thiệt mà họ phải chịu do sự chênh lệch tỷ giá là không hề nhỏ.
Cũng vì có sự chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá USD/VND do Ngân hàng Nhà nước quy định và tỷ giá trên thị trường tự do nên doanh nghiệp luôn phải trả thêm các khoản phí không chính thức khi muốn mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại ngoài mức giá niêm yết.
Quyết định này của Ngân hàng Nhà nước sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ quan quản lý tiền tệ cũng cần phải giữa tỷ giá này trong một khoảng thời gian tương đối dài để doanh nghiệp có thể chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó phải có cơ chế quản lý, giám sát để các ngân hàng thương mại phải thực hiện đúng theo quy định”.
( Theo Vneconoy)
----------------------------------------------
Điều chỉnh tỷ giá VND/USD: Nhiều mặt hàng lập tức tăng giá
Theo các chuyên gia thì chuyện tăng giá của những mặt hàng nhập khẩu chỉ là chuyện sớm muộn.
Hàng nhập khẩu lên theo giá USD
Chị Nguyễn Thu Thủy kiểm tra giá rất kỹ trước khi quyết định mua. Ảnh: Thu Thảo |
Theo thông tin từ Hiệp hội siêu thị Hà Nội, đến thời điểm hiện tại các siêu thị thuộc Hiệp hội vẫn chưa nhận được thông báo sẽ điều chỉnh tăng giá từ các nhà cung cấp hàng nhập khẩu. Theo đó, việc điều chỉnh giá ở các siêu thị có độ trễ nhất định, tức là khoảng đầu tháng 3 tới. |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com