Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bao nhiêu DNNY chịu được bão lãi suất?

Nếu giả thiết hoạt động kinh doanh và cơ cấu vốn nợ - vốn vay không đổi, ở mức lãi suất vốn vay khoảng 28%/năm như hiện tại, ước tính sẽ có tới 349 DN niêm yết bị lỗ, 6 DN hòa vốn năm 2011. Ở mức lãi suất 20%/năm, số DN niêm yết (DNNY) có nguy cơ thua lỗ năm 2011 có thể là 258 DN.

Thống kê của Stoxplus cho thấy, năm 2010, 26 DN niêm yết bị lỗ, 9 DN có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên 10 lần, 492 DN có ROIC (Return on Investment Capital - thu nhập trên vốn đầu tư) nhỏ hơn 20%.

Điều này có nghĩa là, khi lãi suất tăng lên trên 20%/năm thì 492 DN này sẽ phải tính toán lại phương án đầu tư. Nhưng trên thực tế, lãi suất cho vay các DN có thể lên tới 25-30%/năm.

Tính toán của ĐTCK cho thấy, nếu các DN niêm yết không có được kênh huy động vốn hiệu quả, mức lãi suất vay duy trì ở mức trên trong vòng 1 năm mà không có sự đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh hoặc cơ cấu nguồn vốn hợp lý thì có thể, số DN phải chịu lỗ trong năm BCTC 2011 lên tới con số 349.

Trên thực tế, không phải DN nào cũng phải chịu mức lãi suất thả nổi của thị trường lên tới trên 20% như giả định trên, bởi không ít DN trong giai đoạn trước đã nhanh chân phát hành trái phiếu DN với mức lãi suất huy động trong các năm tiếp sau bằng lãi suất huy động của 4 ngân hàng lớn cộng biên.

Ví dụ, trường hợp của Vinaconex (VCG), nửa đầu năm 2010, Công ty phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu DN với lãi suất năm đầu 14%/năm, các năm sau bằng lãi suất tiền gửi trung bình trả sau kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agriseco cộng biên 3,4%/năm. Với cách làm này, mức lãi suất cho khoản vay 2.000 tỷ đồng của Vinaconex năm 2011 chỉ là 17,4%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức lãi suất cho vay của các ngân hàng cho khách hàng là DN ngành bất động sản.

Ở một số DN khác đã phát hành trái phiếu DN từ năm 2010 về trước, mức lãi suất cũng ở mức khoảng 18%/năm (do mức cộng biên lãi suất huy động khoảng 4%). Nhưng thực tế tại Vinaconex, con số 2.000 tỷ đồng cũng khá nhỏ so với tổng nợ thời điểm 31/12/2010 là gần 26.000 tỷ đồng (thời điểm cuối quý I/2011 giảm về hơn 13.000 tỷ đồng).

Không phải DN nào cũng kịp phát hành trái phiếu để có giá vốn thấp như Vinaconex. Với những DN mà hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu quá lớn (D/E), đặc biệt các DN ngành bất động sản như trường hợp của CTCP Sông Đà Thăng Long - mã STL có hệ số D/E lên tới 21,66 lần thì sức ép về lãi suất thực sự là điều quá lớn. Chưa kể, bất động sản cả ở Hà Nội và TP. HCM (đầu ra của DN) lại đang khá khó khăn với xu hướng giảm giá và thanh khoản kém. Một con số tính toán đơn giản là, với mức nợ hơn 5.300 tỷ đồng, chỉ cần lãi suất tăng 5%/năm, chi phí vốn vay mà STL phải trả sẽ tăng thêm 266 tỷ đồng mỗi năm, lớn hơn cả vốn chủ sở hữu thời điểm cuối năm 2010 là 246 tỷ đồng!

Đối với các DN ngành sản xuất, việc chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng cao với các yếu tố đầu vào như: xăng, điện, than và hàng loạt yếu tố đầu vào khác… thì sức ép để duy trì sản xuất trong bối cảnh hiện tại quả thực là khó khăn. Trong số này, các DN ngành xi măng, vận tải gặp nhiều khó khăn hơn cả bởi thường có suất đầu tư lớn, vay nợ cao, kể cả nợ ngoại tệ.

Tất nhiên, vẽ ra bức tranh này không có nghĩa triển vọng các DN niêm yết hoàn toàn tối. Hiện tại, có tới 275 DN niêm yết có hệ số D/E dưới 1 lần. Bên cạnh đó, một số DN được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu và việc giảm giá VND như: các DN ngành cao su tự nhiên, DN dịch vụ khai thác dầu khí (như CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí -PVD). Với các DN có nguồn tiền nhàn rỗi lớn (như các DN ngành đường, cao su) thì thậm chí, lãi suất càng cao, DN càng hưởng lợi.

Trong bối cảnh TTCK đi xuống, nhiều NĐT đã cho rằng có thể lựa chọn cách đầu tư hưởng cổ tức khi giá cổ phiếu giảm về mức thấp. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách thức đầu tư này dựa trên lịch sử chia cổ tức của các năm trước thì rất có thể NĐT sẽ bị hớ, bởi trong bối cảnh lãi suất, chi phí đầu vào tăng như hiện tại, rất khó để biết được DN sẽ như thế nào nếu không có cái nhìn cẩn trọng.

(ĐTCK )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi vay “ăn mòn” lợi nhuận của DN
  • Vốn FDI: Bên trong lạc quan, bên ngoài vẫn ngại?
  • Ngân hàng nhỏ ‘đói quá làm liều’?
  • Áp dụng trần lãi suất cho vay VND?
  • Năm 2025: Đồng USD sẽ không còn độc chiếm trong hệ thống tiền tệ toàn cầu
  • Giải tỏa nguồn vốn
  • VEPR: Lạm phát năm 2011 tối thiểu 15,5%
  • Liệu đồng USD có thay thế được?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!