Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Bốc thuốc” cho lãi suất

Lãi suất huy động phải bao nhiêu mới là vừa để ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn từ người dân và kinh doanh hiệu quả

Làm sao để thực hiện được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc hạ lãi suất cho vay trong khi các ngân hàng vẫn khan vốn? Doanh nhân xin giới thiệu một số kiến giải của các chuyên gia đối với cầu hỏi nay.

Nâng lãi suất cơ bản – giải pháp tình thế

Để tháo gỡ tình trạng khó khăn trên thị trường tiền tệ hiện nay, trong bản báo cáo chiến lược mới đây của Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) có đề xuất một giải pháp, cần tiếp tục tăng lãi suất cơ bản. Công ty này lý giải rằng, khi nâng lãi suất cơ bản, trần lãi suất huy động sẽ tăng, nhờ đó tăng trưởng huy động vốn sẽ tăng do việc gửi tiền vào ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn, và điều này sẽ giúp ngân hàng có thêm vốn để cho vay. Việc ngân hàng có thêm vốn cho vay có thể khiến lãi suất cho vay thực tế giảm.

HSC cũng dự báo, đến cuối năm, có thể lãi suất cơ bản được nâng lên 10%. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại rằng, năm 2010, các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí lãi vay cao hơn 63% so với chi phí lãi vay của 273,16 nghìn tỷ đồng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất mà các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân được hưởng trong năm 2009. Căn cứ mức hỗ trợ lãi suất bình quân là 4%/năm thì với số dư nợ này, các doanh nghiệp phải trả lãi khoảng 21,8 nghìn tỷ đồng/năm (với lãi suất là 8%). Trái lại, với mức lãi suất thị trường hiện tại là 13%/năm, các doanh nghiệp sẽ phải trả lãi 35,5 nghìn tỷ đồng (ở mức lãi suất cho vay thương mại thông thường).

Ở một góc nhìn khác, đại diện của một ngân hàng thương mại nhận xét, việc cắt giảm hay nâng lãi suất tại Việt Nam sẽ không có nhiều tác dụng như tại các nền kinh tế phát triển. Cung và cầu tiền tệ trong hệ thống sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc tăng/giảm trần lãi suất còn nhiều hơn là chịu ảnh hưởng từ việc tăng và giảm lãi suất cơ bản.

Hiện tại, trần lãi suất huy động là 10,5%/năm, thấp hơn so với mức lạm phát dự tính năm nay khiến cho việc gửi tiền vào ngân hàng trở nên không hấp dẫn. Vị chuyên gia này bình luận rằng, bằng việc kìm hãm trần lãi suất huy động thì mức tăng trưởng tiền gửi khó lòng được cải thiện. Việc này sẽ hạn chế tăng trưởng cho vay, giống như trần lãi suất cho vay.

* Theo báo cáo mới đây của NHNN, tăng trưởng tín dụng tháng 12/2009 so với tháng trước đó là 0,72%; tháng 1/2010 là 0,26%; tháng 2/2010 là 1,14%. Tổng phương tiện thanh toán 2 tháng tăng 1,39%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

* Nhận xét về khả năng thanh khoản của các ngân hàng, bản báo cáo chiến lược mới đây của Công ty chứng khoán TP HCM (HSC) cho biết: ''Các ngân hàng đang cho vay ra một cách hạn chế. Bằng việc thu những khoản phí rất cao, họ đã đẩy lãi suất thực tế trên thị trường lên từ 15 - 16%/năm đối với cho vay doanh nghiệp, và từ 19 - 20%/năm đối với cho vay tiêu dùng. Và tại mức lãi suất cho vay nói trên, sẽ có ít doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng''.

Cũng cần lưu ý rằng, các ngân hàng không thể sử dụng các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng cho nhu cầu cho vay của khách hàng và phải đảm bảo trần tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động. Do vậy, không có tăng trưởng vốn huy động thì sẽ không có tăng trưởng tín dụng. Mấu chốt lúc này lại nằm ở chính hạn mức trần huy động 10,5%/năm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trường Giang, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì việc nâng lãi suất cơ bản nếu có tiếp tục được sử dụng, cũng chỉ là giải pháp tình thế trong bối cảnh hiện nay. Ông lý giải, nếu nâng lãi suất cơ bản thì có thể giải quyết được vấn đề đầu vào của các ngân hàng. Nhưng liệu làm như vậy có dẫn tới tái diễn cuộc đua lãi suất huy động như hồi cuối năm 2007, đầu năm 2008 hay không? Và rồi lại lặp lại vòng luẩn quẩn: đầu vào cao - buộc phải tăng đầu ra để đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi. Ông Giang cho rằng, về lâu dài cần có giải pháp ổn định thị trường chứ không thể chỉ là những giải pháp tình thế cho từng thời điểm.

Lấy vốn lãi suất thấp từ chính NHNN?

Đây là giải pháp do chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành khuyến nghị. Ông Thành cho rằng, hiện Chính phủ đang theo đuổi cả hai mục tiêu là phát triển sản xuất kinh doanh và kiềm chế lạm phát. Thực tế khó có thể thực hiện được cùng một lúc.

Nếu để phát triển sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần nguồn vốn với lãi suất thấp. Trong tình hình hiện nay, ngân hàng khó có thể huy động được vốn với lãi suất thấp từ dân cư. Vậy tại sao không lấy vốn lãi suất thấp từ chính NHNN? - ông Thành đặt vấn đề.
 
Vị chuyên gia này đưa ra một bài toán: NHNN nên tham khảo ý kiến của các hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế để có được một mức lãi suất hợp lý nhất trên thị trường. Ví dụ đó là ở mức 8%/năm. Các ngân hàng thương mại cũng là các doanh nghiệp kinh doanh, vì vậy họ cũng phải được hưởng lợi nhuận.
 
TS Phạm Thái Hưng - Công ty Nghiên cứu và tư vấn Đông Dương: Cần hỗ trợ lãi suất có chọn lọc

Chủ trương có giải pháp giảm lãi suất cho vay là đúng, nhất là trong điều kiện nền kinh tế cần tiếp tục được điều tiết theo hướng thúc đẩy đầu tư, đảm bảo tăng trưởng.

Vấn đề chính đặt ra là giảm lãi suất như thế nào? Có hai khả năng: Thứ nhất, Chính phủ để cho thị trường điều tiết trên cơ sở quy định một mức trần thấp. Tuy nhiên, khó có khả năng biện pháp này thành công được vì các tổ chức tài chính sẽ gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn do cơ hội đầu tư vào các kênh khác hiện đang hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, những khoản tín dụng kém chất lượng giải ngân trong giai đoạn bùng nổ trước đây (giai đoạn 2006 - 2007) có thể đã bắt đầu tạo sức ép ngày càng tăng đối với các tổ chức tài chính (do không có khả năng trả nợ đúng hạn - PV). Trong bối cảnh đó, nguồn vốn có thể trở nên khan hiếm hơn.

Thứ hai, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ lãi suất có chọn lọc. Đây là giải pháp khả thi trong trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, nếu thực hiện cần rất lựa chọn bởi không phải tất cả các ngành, các doanh nghiệp đều cần vay vốn. Cần ưu tiên những ngành có tiềm năng phát triển, có khó khăn lớn về vốn để cho vay ưu đãi. Đồng thời, phải có cơ chế giám sát chặt chẽ để tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng hỗ trợ lãi suất (như đã xảy ra trong thời gian trước đây).

Trong bối cảnh hiện nay, nâng lãi suất cơ bản là không nên. Duy trì trần lãi suất thấp là cần thiết. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu hết các nền kinh tế hiện nay đều đang duy trì chính sách lãi suất thấp (duy nhất có Trung Quốc đang có hướng thắt chặt tiền tệ).

(Theo Nam Hương // Báo Doanh nhân)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bao giờ Trung Quốc nâng giá đồng nội tệ?
  • Vay nợ nước ngoài: Kinh nghiệm từ Iceland và Hy Lạp
  • Trôi nổi thị trường ngoại tệ - Pháp lệnh ngoại hối có vô can?
  • Thị trường chờ dỡ bỏ lãi suất trần
  • Sử dụng vốn tại Quỹ Tín dụng Trung ương thế nào?
  • Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung
  • Trung Quốc: Mâu thuẫn về việc nâng giá nhân dân tệ
  • FDI và khả năng hấp thụ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!