Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc: Mâu thuẫn về việc nâng giá nhân dân tệ

Ngân hàng trung ương và Bộ Thương mại Trung Quốc mâu thuẫn về việc nâng giá nhân dân tệ. Ảnh: NYTimes

Trung Quốc hiện đang nổi lên những dấu hiệu cho thấy quan điểm mâu thuẫn giữa các nhà lãnh đạo nước này về việc có cho phép nhân dân tệ tăng giá so với đô la Mỹ.

Mâu thuẫn này phát sinh chủ yếu giữa ngân hàng trung ương và Bộ Thương mại.

Ngày 6-3, Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc gây choáng váng cho các nhà phân tích khi nói rằng chính sách giữ cho nhân dân tệ ở một tỷ giá không đổi so với đô la Mỹ là một ứng phó “đặc biệt” với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Phát biểu trên khiến nhiều nhà kinh tế nghĩ rằng giá trị hiện tại của nhân dân tệ chỉ mang tính tạm thời và Thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, Chu Tiểu Xuyên, đang chuẩn bị nâng giá nhân dân tệ.

Nhưng các quan chức khác của Trung Quốc, đặc biệt là ở Bộ Thương mại, đã phản đối việc tăng giá nhân dân tệ trong hai tuần qua và ngụ ý chống lại Mỹ bằng cách lớn tiếng tuyên bố Mỹ sẽ không thể bảo Trung Quốc điều phải làm.

Cuộc tranh luận hiện đã vượt xa khỏi vấn đề lý thuyết. Trong những tuần tới, chính quyền Obama sẽ đối mặt với một loạt những thời hạn về chính trị do Quốc hội Mỹ đề ra để quyết định tiếp tục đàm phán với Trung Quốc về vấn đề tiền tệ và thương mại hay coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ.

Nếu chính quyền Mỹ coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, họ sẽ phải đối mặt thêm nhiều áp lực từ Quốc hội để áp đặt thuế trừng phạt đối với nhiều hàng hoá Trung Quốc.

Cho đến nay, Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn đang chỉ trích nặng nề ngân hàng trung ương. Cứ vài ngày, các quan chức Bộ Thương mại lại lên tiếng cảnh báo áp lực tăng giá nhân dân tệ là “không hợp lý”. Họ đứng về phía các nhà xuất khẩu, vẫn còn phiền lòng số các chuyến hàng xuất khẩu giảm mạnh vào đầu năm ngoái, lần giảm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc mở cửa thương mại vào cuối những năm 1970.

Thặng dư thương mại tổng thể của Trung Quốc năm ngoái là 191,1 tỉ đô la Mỹ, giảm so với năm trước đó đạt 297,4 tỉ đô la Mỹ, do thương mại toàn cầu giảm mạnh khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc, Zhong Shan, phát biểu tại Phòng thương mại Mỹ sáng ngày 24-3, rằng áp lực tăng giá nhân dân tệ của Mỹ “là điều không thể chấp nhận đối với Trung Quốc."

Những ý kiến trên đã làm phát sinh một làn sóng chống lại Mỹ tại các phòng chat Internet của Trung Quốc và những dòng tít “Trung Quốc không được lùi bước” ở trang nhất các tờ báo của Trung Quốc. Bộ Thương mại thậm chí đã gửi cho các phóng viên số điện thoại cầm tay của tám chuyên gia học thuật Trung Quốc học tập về quan hệ thương mại Mỹ - Trung vào tuần trước nhưng không hỏi ý kiến hoặc cảnh báo cho những chuyên gia này trước khi thông báo số điện thoại của họ.

Một số nhà kinh tế Trung Quốc đã thận trọng nhận định trong năm ngoái, Trung Quốc có thể sử dụng tốt hơn hàng trăm tỉ đô la Mỹ mà nước này dùng để mua trái phiếu kho bạc của Mỹ và trái phiếu nước ngoài khác để giữ cho nhân dân tệ tăng giá so với đô la Mỹ. Khoản đầu tư vào trái phiếu nước ngoài gần bằng 1/10 toàn bộ sản lượng của Trung Quốc trong năm ngoái, mặc dù các trái phiếu kho bạc chỉ tăng từ 0,13 - 4,76%.

Nếu nhân dân tệ vẫn không tăng giá, giá trị của các khoản dự trữ nước ngoài lớn của Trung Quốc sẽ giảm mạnh so với tiền tệ này - một tổn thất mà có thể ngân hàng trung ương sẽ bị đổ lỗi. Việc duy trì mức giá hiện tại của nhân dân tệ cũng đồng nghĩa ngân hàng trung ương không thể dễ dàng đẩy lãi suất lên - một hành động mà các nước thường sử dụng để đối phó với lạm phát.

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất có thể cần thiết tại Trung Quốc. Nền kinh tế nước này đang hoạt động tốt và khả năng cạnh tranh quốc tế mạnh đến mức lạm phát bắt đầu xuất hiện. Các doanh nghiệp xuất khẩu có đơn đặt hàng nhiều hơn mức họ có thể cung cấp - mặc dù lượng hàng nhập khẩu đang tăng nhanh hơn bởi các công ty Trung Quốc dự trữ nhiều hàng hóa nhằm chống lạm phát.

Những vấn đề trên khiến ngân hàng trung ương không nhiệt tình trong việc bán nhân dân tệ và mua trái phiếu nước ngoài để giữ giá trị tiền tệ ở mức thấp. Nhưng ngân hàng này vẫn đang miễn cưỡng trong việc công khai vấn đề của mình và có thể đã bỏ lỡ cơ hội bởi báo chí Trung Quốc đang gây áp lực về tiền tệ yếu như một biểu tượng dân tộc về chủ quyền của Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận hiện nay, các quan chức Mỹ có kỷ luật hết sức chặt chẽ - Bộ Tài chính, Thương mại và Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ nói rất ít. Trái lại, các quan chức Trung Quốc lại lớn tiếng và ít nhất quán.

Tại Mỹ, Bộ Tài chính cho ý kiến về đô la, giúp hạn chế những đột biến về giá trị của đô la trên thị trường tiền tệ. Nhưng Trung Quốc không có chính sách hạn chế nào như vậy. Các cơ quan, cá nhân có thể công khai nêu ra vấn đề tiền tệ. Trong nhiều thập kỷ, chính sách tiền tệ bị ảnh hưởng lớn bởi ngân hàng trung ương, một tổ chức yếu về mặt chính trị. Ngân hàng trung ương đơn giản chỉ là một trong nhiều bộ về chính sách kinh tế và thậm chí không đủ thẩm quyền độc lập về chính sách tiền tệ, không giống như Cục dự trữ liên bang Mỹ.

Các quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ đang đi theo xu hướng rộng mở hơn trong chính phủ Trung Quốc, có phản hồi lớn hơn trong công chúng.

(Theo Thu Hằng // Thời báo kinh tế Sài Gòn // New York Times)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • FDI và khả năng hấp thụ
  • Khó bỏ trần lãi suất huy động
  • Liệu Mỹ có “dán mác” nước thao túng ngoại tệ vào Trung Quốc?
  • Lãi suất VND liên ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ
  • Rủi ro khi đầu tư đất nền dự án
  • Ngân hàng biến cho vay ngắn hạn thành dài hạn: Nhiều hệ quả xấu
  • Lãi suất thỏa thuận lên đến 18%/năm - Quá sức doanh nghiệp
  • Năm 2010: Khó đột biến lợi nhuận
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!