Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính sách của ngân hàng Nhà nước theo hướng nào?

Thị trường đang chờ đón gói giải pháp của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được cho là sẽ đưa ra trong những tuần cuối tháng 8 này. Một lý do nữa khiến dư luận chờ đợi là qua gói giải pháp thấy được phần nào quan điểm của tân thống đốc NHNN về điều hành chính sách tiền tệ

Thực trạng của nền kinh tế và thị trường tiền tệ đang đặt NHNN trước tình thế phải có biện pháp xử lý ba vấn đề cấp bách: Giảm lãi suất cho vay VND về mức 17% - 19% ngay trong tháng 9; giữ cho được sự ổn định tương đối của tỷ giá VND/USD trước áp lực lạm phát và tăng cầu ngoại tệ; khơi thông nguồn vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh đang có dấu hiệu lâm vào đình đốn do thiếu vốn.

Chính sách mang tính thị trường hơn

Tại hội thảo “Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam - Những thách thức và dự báo đến cuối năm 2011 và gợi ý giải pháp cho các ngân hàng thương mại (NHTM)/doanh nghiệp ” tổ chức tại Hà Nội ngày 21.8, ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia đã nêu ra các kiến nghị chính sách (những kiến nghị này theo nhận xét của một người nghe là khá tương đồng với gói giải pháp mà NHNN sắp đưa ra) thì giải pháp sắp tới của NHNN nên theo hướng hợp lý và mang tính thị trường hơn như: thắt chặt tiền tệ hợp lý; tăng cung tiền hợp lý; bãi bỏ các quy định hành chính như trần lãi suất, hạn mức tỷ lệ cho vay chỉ được 80%/tổng vốn huy động (quy định tại thông tư 19)...

NHNN sẽ đóng vai trò người môi giới tiền tệ?

Trả lời câu hỏi về việc làm thế nào NHNN có thể giải quyết vấn đề giảm lãi suất cho vay VND, ông Nghĩa nói : “Theo tôi được biết, sắp tới NHNN sẽ có cuộc họp với các NHTM để bàn biện pháp điều hòa vốn. Nhiều khả năng, NHNN sẽ đóng vai trò như người môi giới tiền tệ (điều hòa vốn từ ngân hàng thừa thanh khoản sang ngân hàng thiếu thanh khoản) và có cam kết với các ngân hàng nhỏ về đảm bảo thanh khoản của họ. Đó là biện pháp can thiệp của NHNN. Còn về khách quan thì đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cầu tín dụng đang giảm mạnh. Đó là tỷ lệ gia tăng hàng tồn kho, có thông tin khoảng 30% doanh nghiệp không tiêu thụ điện không đóng thuế. Doanh nghiệp không đầu tư, dân chúng không tiêu dùng thì ngân hàng để lãi cao bán được vốn cho ai? Tự thân ngân hàng thương mại cũng phải buộc giảm lãi suất cho vay".

Tuy nhiên, về vấn đề này, TS Trần Đình Thiên - viện trưởng viện Kinh tế lại có ý kiến khác, ông cho rằng việc NHNN tuyên bố giảm nhanh lãi suất cho vay về 17% - 19%/năm ngay trong tháng 9 là khó khả thi và bắn đi tín hiệu sai cho thị trường là lạm phát sẽ giảm, trong khi thực tế lạm phát có thể quay lại xu hướng tăng mạnh bất cứ lúc nào.

Về tỷ giá, trong khi TS Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính) cho rằng VND đang bị định giá quá cao, mức quân bình của tỷ giá VND/USD phải vào khoảng 25.000 đồng thì TS Lê Xuân Nghĩa nói rằng từ nay đến cuối năm tỷ giá sẽ không vượt qua 21.000 đồng, chỉ tăng vào khoảng 1%-2%. Lý do: Nhập siêu của Việt Nam đã có xu hướng giảm; thị trường ngoại hối đang tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ của NHNN đã tăng đáng kể... Bên cạnh đó từ nay đến cuối năm NHNN sẽ tiếp tục sử dụng liên tiếp các công cụ của chính sách tiền tệ để giữ ổn định tỷ giá theo mục tiêu. Theo TS Thiên thì trong 2 năm qua, Việt Nam đã 4 lần điều chỉnh tỷ giá là quá nhiều, nên không vội vã tiếp tục điều chỉnh nữa.

Chờ kiểm nghiệm của thị trường

Nếu các biện pháp của NHNN sắp tới giống kiến nghị chính sách mà ông Lê Xuân Nghĩa đã nêu ra thì sẽ diễn ra các khả năng sau: linh hoạt hơn trong cung tiền, không quá thắt chặt nữa; bỏ lãi suất trần huy động VND (trần lãi suất huy động USD có thể còn cân nhắc); bỏ một số quy định mang tính hành chính trong thông tư 13 và 19, nhất là quy định về sử dụng 80% vốn huy động để cho vay; tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ và thu hẹp hơn đối tượng vay ngoại tệ để giảm cầu ngoại tệ; quy định hạn mức tín dụng chung và tín dụng phi sản xuất đối với từng nhóm ngân hàng (không cào bằng 20%) dựa trên các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng....

Thị trường đang chờ đón các giải pháp của NHNN. Cho dù những giải pháp mới được dự đoán là không can thiệp hành chính sâu, mang tính thị trường hơn, nhưng tất cả còn chờ sự kiểm nghiệm của thị trường trong những tháng cuối năm 2011.

(Báo điện tử Sài Gòn tiếp thị media)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bàn về đầu tư công
  • 4 chiến thuật “né” thua lỗ trong bão vàng
  • Thu hút vốn Nhật hậu thảm họa: Cơ hội không ngồi đợi
  • Chính sách tiền tệ: Từ “thắt chặt” đến “chặt chẽ”
  • Nhiều ngành bị vạ lây từ bất động sản
  • Giảm lãi suất cho vay. Lại có tín hiệu mừng?
  • Các ngân hàng nên giảm ngay lãi suất huy động
  • Dân gửi tiền tiết kiệm để làm gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!