Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm lãi suất cho vay. Lại có tín hiệu mừng?

Thời điểm cuối năm đang cận kề, như thường lệ, các DN đều cần vốn để “tăng tốc” sản xuất kinh doanh. Mặc dù lãi suất vẫn ở mức cao, nhưng những động thái giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh của một số ngân hàng vừa công bố vẫn được các DN đánh giá là “tín hiệu vui” cho các DN sản xuất.

Theo tin từ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), từ ngày 15/08/2011 đến hết ngày 31/12/2011, ABBANK áp dụng chương trình khuyến mại “Yên tài chính - Vững kinh doanh”. Đối tượng áp dụng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, DN tư nhân có nhu cầu vay vốn bổ sung kinh doanh bằng VND, đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của sản phẩm YOUshop/ YOUshopPlus.

Trong đó, YOUshop là sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh và YOUshopPlus là sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động. Với chương trình này, khách hàng sẽ được giảm lãi suất cho vay 1,5%/năm so với lãi suất hiện hành của 2 sản phẩm trên.

Trước đó, Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng cho biết, ACB triển khai chương trình tín dụng đặc biệt “Tiếp vốn kinh doanh, ưu đãi lãi suất” dành cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Chương trình áp dụng cho các khoản vay được giải ngân từ ngày 01/8/2011 đến hết ngày 31/12/2011 và không giới hạn số lần giải ngân.

ACB giảm lãi suất 1,2%/năm cho các khoản vay từng lần hoặc hạn mức tín dụng từ  500 triệu đồng trở lên (đối với khu vực Tp.HCM và Hà Nội) hoặc từ 300 triệu đồng trở lên đối với các tỉnh/thành phố khác.

Theo ACB, đây là chương trình tín dụng đặc biệt đã được ACB triển khai thành công trong năm 2010, đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên nhận được sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng. Do đó, ACB tiếp tục triển khai chương trình này với mục đích hỗ trợ một phần chi phí lãi vay cho khách hàng trong tình hình căng thẳng về tài chính nhằm nâng cao năng lực về vốn, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế như hiện nay.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có những chương trình ưu đãi đối tượng DN sản xuất ví dụ như Techcombank vừa cho ra mắt sản phẩm tín dụng dành cho DN kinh doanh thức ăn chăn nuôi với nhiều ưu điểm hơn sản phẩm tín dụng thông thường....

Chiều 18/8, website của NHNN cũng phát đi thông điệp của tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình rằng từ cuối tháng 9 trở đi lãi suất cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ở mức 17-19%/năm. Ông Bình còn nhấn mạnh: “Nói như vậy không phải hô khẩu hiệu, mà nói là làm. Cái gì làm được thì phải khẳng định làm được. Cái gì chưa làm được thì tìm biện pháp giải quyết, chứ không thể nói mà không làm”.

Giám đốc một DN sản xuất hàng tiêu dùng có trụ sở ở huyện Mê Linh, Hà Nội (xin dấu tên vì lo ngại “va chạm” với ngân hàng) trao đổi với Tamnhin.net cho biết, mặc dù lãi suất của các ngân hàng có giảm có giảm cho hoạt động kinh doanh sản xuất còn mập mờ, chưa rõ ràng vì chỉ nói là giảm hơn bình thường, nhưng "lãi suất cho vay bình thường" là bao nhiêu thì không biết?! Tuy nhiên, dù sao có còn hơn không, đây cũng là tín hiệu vui cho các DN sản xuất,  hy vọng thời gian tới sẽ có nhiều ngân hàng hưởng ứng theo”.

Anh Nguyễn N.A, giám đốc một công ty sản xuất đèn trang trí cho biết, thời điểm đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường cuối năm đang đến gần, những ngày này, chúng tôi dõi theo hoạt động và động thái  của các ngân hàng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đồng thời, cũng đặt nhiều hy vọng vào việc lãi suất có thể hạ và dễ dàng tiếp cận hơn.

Vị giám đốc này cũng cho biết, lâu nay, vẫn nghe nói là ưu tiên vốn cho sản xuất kinh doanh, nhưng các DN “vừa vừa” như chúng tôi rất khó để được hưởng ưu tiên.

Trao đổi với Tamnhin.net, một vị chuyên gia kinh tế cho biết, dư luận trong thời gian qua đặc biệt quan tâm tới lợi nhuận quá cao của các ngân hàng, nhất là trong bối cảnh các DN khác đều gặp khó. Việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh sẽ vừa giúp cho các ngân hàng giải quyết nguồn vốn ứ đọng trong bối cảnh tín dụng tiền đồng đóng băng, vừa đi đúng chủ trương của Nhà nước và giúp dư luận “quên” việc họ đạt lợi nhuận cao trong bối cảnh hiện nay.

Vị chuyên gia này cũng cho biết,  thực tế lãi suất thị trường đã giảm nhiệt so trước đây do nhu cầu tín dụng giảm rất mạnh và vốn được điều chuyển từ khu vực đầu tư công sang khu vực tư nhân. Một tin vui là tân thống đốc vừa có thông tin lãi suất sẽ giảm từ tháng 9 – đúng thời điểm DN cần vốn nhất để đẩy mạnh sản xuất thì đây thật sự là tin mừng của các DN sản xuất. “Mừng nhất là tân thống đốc khẳng định đây không phải là khẩu hiệu mà nói là làm”, vị chuyên gia kinh tế nói thêm.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Các ngân hàng nên giảm ngay lãi suất huy động
  • Dân gửi tiền tiết kiệm để làm gì?
  • Tiết kiệm online chật vật vì lãi suất 'chui'
  • Lãi suất… chờ hạ?
  • Lãi suất bao giờ hết “vượt trần”?
  • Chờ lãi suất giảm
  • Lãi suất sẽ giảm
  • Lạm phát từ góc nhìn cung tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!