Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước Việt Nam - Lào - Campuchia: Cần liên kết để giải quyết vấn đề "Đô la hoá"

Khuyến nghị trên vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong buổi họp báo "Đối phó với các vấn đề đa tiền tệ trong các nền kinh tế chuyển đổi" tại Hà Nội.

Theo nghiên cứu của ADB, trong nhiều nền kinh tế đang chuyển đổi, việc lưu hành một hay nhiều ngoại tệ cùng với đồng nội tệ không còn là việc hiếm thấy. Tại Việt Nam, Lào và Campuchia, những đồng tiền của các nước khác, đặc biệt là USD, được sử dụng khá rộng rãi. Tỷ trọng ngoại tệ dao động từ khoảng 20% nguồn tiền lưu thông tại Việt Nam, khoảng 50% tại Lào và hơn 90% tại Campuchia.

Với tỷ lệ trên, ADB cho rằng, so Campuchia và Lào, thì vấn đề Đôla hoá ở Việt Nam ít trầm trọng hơn, tuy nhiên các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam lại phải đối đầu với vấn đề ổn định nền kinh tế, vấn đề kém linh hoạt của hệ thống khi chưa chuyển đổi hoàn chỉnh sang nền kinh tế thị trường.

Nghiên cứu cũng cho thấy, Đô la hóa có thể làm cho tỷ giá gần như cố định và do đó giá cả cũng sẽ ổn định hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều đồng tiền có thể giảm khả năng kiểm soát của các cơ quan quản lý kinh tế đối với các chính sách tỷ giá và tiền tệ; điều này cũng giảm khả năng của Ngân hàng Trung ương với tư cách là “người cho vay cuối cùng” trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ngân hàng.

Cụ thể: khi nhiều loại tiền tệ cùng lưu thông, các cơ quan quản lý tiền tệ phải đối mặt với một số thách thức, họ không chỉ mất nguồn thu từ việc độc quyền quyết định lượng ngoại tệ lưu thông và gia tăng trên thị trường, mà còn mất khả năng tự do điều hành chính sách tỷ giá và tiền tệ độc lập.

Thêm vào đó, chức năng cho vay cứu cánh của Ngân hàng Trung ương có thể không thực hiện được. Do hiện tượng đa tiền tệ làm giảm khả năng của Ngân hàng Trung ương trong việc phát hành đồng nội tệ mà thị trường chấp nhận, nên chức năng bảo lãnh, và cho vay cứu cánh của Ngân hàng Trung ương cũng bị hạn chế.

Từ những ảnh hưởng tiêu cực trên, ông Jayant Menon - Chuyên gia kinh tế cao cấp của Vụ Hội nhập kinh tế khu vực của ADB cảnh báo: Đô-la hoá có thể làm cùn các công cụ ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái. Do đó, Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề kinh tế và phát triển như vấn đề lạm phát tăng. Ông Jayant Menon cũng cho rằng, với tình trạng Đô la hóa như hiện nay thì việc xử lý những cú sốc từ bên ngoài cũng sẽ mất thời gian hơn và khó khăn hơn.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng, việc tăng cường hợp tác khu vực về tiền tệ và tỷ giá hối đoái là một chiến lược hữu hiệu để Việt Nam, Lào, Campuchia giải quyết vấn đề Đô la hóa. Tuy nhiên, để làm được điều này, đòi hỏi phải có một quá trình điều chỉnh lâu dài, vì các cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ phải cam kết thực hiện những cải tổ cần thiết để có được sự tín nhiệm trên thị trường.

Nghiên cứu của ADB cũng chỉ ra rằng, giải quyết các vấn đề phát sinh từ hiện tượng đa tiền tệ là công việc riêng của mỗi quốc gia, và sẽ vẫn là như vậy, tuy nhiên các nước Việt Nam, Lào, Campuchia sẽ thu được lợi ích từ việc khuyến khích hợp tác khu vực trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ thông qua khai thác lợi thế quy mô kinh tế, trao đổi kinh nghiệm thực hành, và khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn chính sách chung. Nghiên cứu cho thấy, việc khởi xướng một diễn đàn đối thoại khu vực về tiền tệ có thể giúp các nước Việt Nam, Lào, Campuchia tìm ra giải pháp cho hiện tượng đa tiền tệ và gặt hái được nhiều lợi ích từ sự gia tăng phụ thuộc kinh tế lẫn nhau với các nước láng giềng trong khối ASEAN và phần còn lại của Đông Á.

Đối với vấn đề Đô la hóa ở Việt Nam, ông Ayumi Konishi - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng: “Giải quyết tình trạng Đô la hóa và đa tiền tệ là một vấn đề thuộc chính sách kinh tế quốc gia, và Việt Nam đã có những tiến bộ tốt trong quá trình phi Đô la hóa. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý, đặc biệt Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nếu chỉ sử dụng các giải pháp hành chính không thôi sẽ khó đạt hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề Đô la hóa, mà điều quan trọng là cần phải tăng cường niềm tin của nhân dân đối với đồng tiền Việt Nam thông qua tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, ổn định tỷ giá, cải cách chính sách tiền tệ và tăng cường năng lực của các thể chế tài chính”./.

(ven)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • USD suy yếu có lợi cho phục hồi kinh tế Mỹ?
  • Giá vàng 'bất an', vì sao?
  • Thị trường nhà biệt thự, liền kề ở HN: Kênh đầu tư tốt trong dài hạn
  • Chi phí đầu vào giảm chưa đủ để hạ lãi suất cho vay
  • Hạ lãi suất: Chưa như kỳ vọng
  • Cuộc chiến tỷ giá: Thế giới sẽ “liên minh” chống Trung Quốc?
  • Đồng thuận hạ lãi suất, ngân hàng vi phạm Luật Cạnh tranh?
  • Hệ lụy của khủng hoảng và suy thoái kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!