Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách Đầu tư công như thế nào?

Ban Giám đốc điều hành WB đã thông qua khoản vay trị giá 500 triệu USD cho Chương trình Cải cách đầu tư công của Việt Nam. AFD đồng tài trợ 100 triệu euro (khoảng 134,5 triệu USD). Cả khoản vay và khoản đồng tài trợ đều được thực hiện theo phương thức hỗ trợ trực tiếp ngân sách Nhà nước. Chương trình này được thực hiện trong 2 năm.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã chấp thuận đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về khoản vay Chính sách Phát triển Chương trình Cải cách Đầu tư công lần thứ hai do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với tổng trị giá 350 triệu USD (trong đó vay từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển - IBRD là 250 triệu USD, và vay từ nguồn Hiệp hội Phát triển Quốc tế - IDA là 100 triệu USD); vốn đồng tài trợ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) là 35 triệu Euro.

Với việc hỗ trợ cải cách đầu tư công, khoản vay WB sẽ giúp phát huy hiệu quả gói kích cầu cũng như những khoản đầu tư công tiếp theo để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế cao của Việt Nam.

Các lĩnh vực được cải thiện trong khuôn khổ chương trình cải cách bao gồm rà soát về môi trường cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn công; quản lý môi trường; chuẩn bị và thẩm định dự án, đấu thầu, quản lý tài chính công; khuôn khổ pháp luật cho khối tư nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng; và giám sát, đánh giá dự án.

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích ngân sách, mức khiếm hụt lớn của ngân sách quốc gia hầu hết được sử dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư công, nhưng không phải đầu tư công chỉ sử dụng duy nhất nguồn tài trợ từ ngân sách mà còn từ các khoản nợ công trong nước và ngoài nước thông qua việc phát hành trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ và vay ODA.Vấn đề cải cách đầu tư tài chính công như thế nào cho hiệu quả là việc cần làm ngay nếu không chúng ta sẽ rất khó kiểm soát nguồn tài chính quốc gia.

Đầu tư của Chính phủ vào các tập đoàn kinh tế nhà nước giúp tạo nên những công ty công nghiệp lớn hoạt động trong các ngành công nghiệp chủ lực và thiết yếu của nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, tham nhũng và lãng phí, đặc điểm tự nhiên của bất cứ các khoản đầu tư công nào tại bất cứ nước nào, đã luôn luôn hạn chế hiệu quả - và thành quả - của đầu tư công. Chúng ta phải khẳng định trên thương trường kinh doanh "Không ai cho không ai cái gì cả ", đã vay là phải trả, đã nhận giúp đỡ tài trợ thì cũng phải đón nhận nhiệm vụ  trả công hay gọi là "đền ơn đáp nghĩa". Như vậy vấn đề cải cách đầu tư công sao cho hiệu quả tránh đầu tư không đúng chỗ, tránh đầu tư dàn trải, tránh lỗ hổng để chống tệ  nạn tham nhũng vẫn coi của công là của chùa,  chúng ta cần phải có biện pháp đã đầu tư vào đâu là phải yêu cầu có kết quả hay hiệu quả của việc đầu tư đó theo đúng quy luật cung cầu, đã có khoản đầu tư thì phải yêu cầu có kết quả, có vay phải có trách nhiệm trả, chứ đừng để gánh nặng trả nợ sang người khác hoặc thế hệ khác. Đó mới đúng nghĩa thực của chính sách đầu tư.

Trong suốt mấy mươi năm Đổi Mới, đầu tư công - trực tiếp và gián tiếp - đều phát triển cực kỳ nhanh chóng, đồng thời chúng ta cũng chứng kiến vô vàn các trường hợp lãng phí, tham nhũng và kém hiệu quả. Chỉ số ICOR của Việt Nam, từ 2,5 trong thời kỳ đầu của Đổi Mới đã tăng lên đến trên 8 vào thời điểm hiện nay cho thấy mức hiệu quả của đầu tư tại Việt Nam (trong đó tác nhân chính là đầu tư công) rất cần được cải thiện.

Hiện nay, chúng ta phải bỏ ra 8 đồng đầu tư chỉ để làm tăng thêm 1 đồng xuất lượng của GDP. Chính từ sự kém hiệu quả đó mà đầu tư công đã trở thành tác nhân chính gây ra lạm phát.

Tuy nhiên, điều nghiêm trọng hơn chính là ở cách thức mà chúng ta đối phó với lạm phát được gây ra từ các khoản đầu tư công trực tiếp và gián tiếp không hiệu quả.

Trong khi chính sách tài khóa không thể thắt chặt do Chính phủ vẫn chưa giảm đầu tư công, chính sách tiền tệ vốn là một nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng vào các đối tượng doanh nghiệp chọn lọc, làm ăn có hiệu quả lại phải siết chặt để chống lạm phát. Hệ quả là các khu vực kinh tế đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đang góp phần vào việc thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế phải dừng bước. Nói một cách khác, chúng ta buộc phải hy sinh mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chỉ vì chúng ta cần dành các nguồn lực quốc gia cho các khoản đầu tư công.

Tiến trình hội nhập kinh tế với thế giới đòi hỏi chúng ta phải thay đổi phương cách sung dụng các nguồn tài nguyên đất nước sẽ trở nên ngày càng hiếm hoi hơn nhằm giúp nền kinh tế quốc gia ngày càng có năng lực cạnh tranh cao hơn. Đây sẽ là một vấn đề sinh tử cho tương lai dân tộc Việt từ nay về sau.

Năng lực cạnh tranh cao hơn yêu cầu chi phí thấp hơn, sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Các doanh nghiệp phải có động lực để làm được việc đó, và động lực đó, trên thực tế, chỉ thường xuất hiện trong khu vực kinh tế dân doanh. Khu vực này phải được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận đầy đủ các nguồn lực của quốc gia vì chỉ có họ mới sử dụng với hiệu quả cao nhất các nguồn lực này.

Kinh nghiệm nhiều năm nay cho thấy rằng đầu tư công, đặc biệt là đầu tư công gián tiếp, chưa được sử dụng hiệu quả, mà còn tạo ra một cơ chế bao cấp về tài chính, đưa tới những tổn thất quá lớn, làm mất khả năng phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững không chỉ với bản thân doanh nghiệp nhà nước, mà còn với toàn bộ nền kinh tế.

Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội nước ta đã biểu quyết một hạn mức khiếm hụt ngân sách trên GDP thấp hơn năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy lãnh đạo đất nước đang quyết tâm hơn trong việc xây dựng và thực thi một chính sách tài khóa lành mạnh, tiến đến mục tiêu cân bằng ngân sách. Chúng ta cần chờ đợi vào việc cải cách Đầu tư công như thế nào là hợp lý theo đúng nghĩa của nghiệp vụ" đầu tư ".

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bao giờ lãi suất giảm?
  • Giải mã lãi suất USD
  • USD hai giá: Đừng biến nhà băng thành "chợ đen"
  • Năm Tân Mão sẽ chấm dứt các cuộc đua lãi suất?
  • Ngân hàng muốn gì ở chính sách?
  • Làm gì để giảm thâm hụt ngân sách?
  • Nợ dưới chuẩn hiện thế nào?
  • Sáu xu thế lớn của tài chính thế giới năm 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!