Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cạnh tranh ngân hàng “nội, ngoại” khởi động sớm

Ngân hàng nước ngoài đã thâm nhập vào hầu hết lĩnh vực của thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam như: phát hành trái phiếu, bán lẻ, huy động vốn, tín dụng, thẻ… Theo đó, “sân chơi” ngân hàng không còn là “chuyện trong nhà” nữa. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2011, ngân hàng nước ngoài sẽ được hoạt động như ngân hàng bản địa. Cạnh tranh để phát triển là bài toán mà các ngân hàng trong nước buộc phải tính đến.

Phát hành trái phiếu quốc tế là một trong bốn kênh huy động tài chính lớn mà các tập đoàn kinh tế nhà nước hướng tới cho việc huy động vốn năm 2010 và đến năm 2020. Theo lãnh đạo nhiều tập đoàn, lý do dẫn đến việc sử dụng kênh huy động này là bởi nhu cầu sử dụng vốn của các tập đoàn rất lớn, chủ yếu là vốn dài hạn. Ví dụ như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có nhu cầu vay đến hơn 10 tỷ USD trong giai đoạn 2009 - 2015, chưa kể đến phần vốn tự có và các phần vốn của đối tác, liên doanh vay.

Lãnh đạo của một tập đoàn lớn cho biết, mặc dù quan hệ với các ngân hàng trong nước rất tốt, nhưng nếu thu xếp vốn đầu tư cho những hợp đồng lớn, thì khả năng cho vay của ngân hàng trong nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện để được vay cũng không dễ dàng hơn so với ngân hàng nước ngoài. Ông Bùi Văn Trung, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nhận định: “Phát hành trái phiếu sẽ là một kênh huy động vốn hợp lý để giúp Vinalines triển khai hiệu quả các dự án hiện tại và trong tương lai”.

Các ngân hàng nước ngoài đã không chậm trễ khi tham gia vào thị phần “màu mỡ” này. Cuối tháng 8, Ngân hàng Standard Chartered đóng vai trò là tổ chức thu xếp và quản lý sổ duy nhất cho đợt phát hành trái phiếu với quy mô 1.000 tỷ đồng cho Vinalines. Trước đó, Citi Việt Nam đã thu xếp thành công khoản tín dụng khoảng 470 triệu USD có bảo lãnh cho Dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 tại Việt Nam. ANZ và Công ty Tài chính Cổ phần Sông Đà là tổ chức đồng quản lý chính và tổ chức đồng dựng sổ cho đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm, tổng giá trị là 1.500 tỷ đồng (tương đương với 79 triệu USD) cho Tập đoàn Sông Đà.

Ông Reuben Tucker, Giám đốc toàn cầu Bộ phận Phát hành trái phiếu ANZ cho biết, Tập đoàn Sông Đà mong muốn có được giải pháp huy động lượng vốn đáng kể để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng, nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. ANZ đã thực hiện việc định giá và hoàn tất đợt phát hành giúp Tập đoàn Sông Đà đa dạng hóa thời hạn các khoản nợ, đa dạng hóa thành phần các nhà đầu tư, thiết lập nên một chuẩn mực cho các hoạt động huy động nguồn vốn sau này. “Sự am hiểu của ANZ đối với thị trường trái phiếu Việt Nam, cộng với thế mạnh về mạng lưới phân phối trái phiếu trên thị trường nội địa, đã giúp ANZ hoàn tất thành công thương vụ này”, ông Reuben Tucker nói.

Theo ông Cấn Văn Lực, cố vấn cao cấp Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), năm 2004 - 2005, thị phần về tín dụng của ngân hàng thương mại quốc doanh lên đến 70%, nhưng đến năm 2009, con số này chỉ chiếm 50% trong khối ngân hàng. Tương tự, chỉ số huy động vốn cũng ở mức độ như vậy. Lý giải việc thị phần của ngân hàng quốc doanh giảm đi đáng kể, ông Lực cho rằng, đó là sự phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần, bên cạnh đó là những bước tiến nhanh và mạnh của ngân hàng nước ngoài.

Các ngân hàng nước ngoài hiện nay đã tham gia sâu vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, tập trung vào khách hàng VIP - một thị trường truyền thống của ngân hàng trong nước. Hay tập trung vào các thương vụ lớn, DN lớn làm ăn tương đối bài bản, có kinh nghiệm đi vay, trả nợ với các ngân hàng nước ngoài. Với chiến lược rõ ràng, ngân hàng nước ngoài đã có giải pháp cụ thể, tưởng chừng rất nhỏ như: thuê riêng cán bộ người Việt nói tiếng Hoa hoặc người Hoa nói tiếng Việt để giao dịch trực tiếp với khách hàng VIP là người Trung Quốc. Đó là một trong những lợi thế mà ngân hàng trong nước khó có thể cạnh tranh được.

Kể từ ngày 1/1/2011, theo lộ trình gia nhập WTO, ngân hàng nước ngoài sẽ được hoạt động như ngân hàng bản địa thì áp lực cạnh tranh sẽ còn lớn hơn rất nhiều. “Điều này cũng có mặt tích cực là giúp các ngân hàng trong nước phải tự thân vận động, trưởng thành, lớn mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài”, ông Lực nói.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những hệ lụy khi giá vàng tăng cao: tác động đến tỷ giá và nền kinh tế
  • Tranh cãi về chung cư mini
  • "Vỡ mộng" bất động sản trên đại lộ Thăng Long
  • Đỏng đảnh thị trường vàng
  • FED biện minh cho quyết định bơm tiền
  • Bơm ngoại tệ cứu tỷ giá: Chỉ 'giảm đau' tức thời
  • Nên xem xét lại cách quản lý vàng
  • Giá vàng đi đâu? về đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!