Giá vàng trong nước và thế giới liên tiếp lập kỷ lục mới và lên tới 1.390USD/ounce trong khi chưa có chuyên gia nào dám trả lời câu hỏi: Giá vàng đi đâu? về đâu?
Sáng 5/11 giá vàng trong nước tăng tới 650 nghìn đồng/lượng so với cuối giờ chiều 4/11.
Giá vàng SBJ giao dịch ở mức 34,64 – 34,89 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)
Giá vàng SJC giao dịch ở mức 34,77– 34,92 triệu đồng/lượng.
Giá vàng rồng Thăng Long ở mức 34,60 – 34,90 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Phú Quý ở mức 34,65 – 34,90 triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân chính đẩy giá vàng trong nước lên là giá vàng thế giới tăng và lập kỷ lục mới trên 1.390USD/ounce trong đêm. Giá vàng lập kỷ lục mới tại thị trường New York do kế hoạch mua tài sản của FED đã đẩy đồng USD xuống mức thấp mới và làm nhu cầu đối với kim loại quý này trong vai trò tài sản thay thế tăng lên.
Giá vàng phiên hôm qua đã có lúc lên mức 1.393,40USD/ounce, mức cao chưa từng có. Tại thị trường Comex ở New York, giá vàng giao tháng 12/2010 tăng 45,50USD/ounce tương đương 3,4% lên 1.383,10USD/ounce. Tại thị trường New York, giá vàng giao ngay tăng 44,10USD/ounce lên mức 1.392,90USD/ounce.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thị trường vàng đang được giới đầu tư coi là nơi trú ẩn an toàn nhất để tránh “bão” lạm phát và cả “bão” tài chính đang hoành hành vượt tầm kiểm soát. Rõ ràng, việc giá vàng vượt mốc 1.300 USD là biểu hiện không thể phủ nhận về sự khủng hoảng niềm tin trầm trọng đối với đồng USD, thị trường chứng khoán, và vai trò của FED trong việc cứu vãn tình hình kinh tế Mỹ.
Trong vòng 10 năm qua giá vàng thế giới đã tăng gấp 5 lần và vừa đạt mức cao nhất mọi thời đại. Vàng vốn được xem là kênh đầu tư an toàn, chống lại lạm phát và phòng ngừa rủi ro mất giá của tiền tệ. Diễn biến giá vàng thế giới thập kỷ qua phần nào phản ánh bức tranh kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này.
Trước hết, vàng tăng giá phản ánh sự yếu đi của USD - đồng tiền của quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Các nhà quản lý Mỹ đã để tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài trong nhiều năm và phải phát hành các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu khiến cho USD luôn trong xu thế bị giảm giá trị kể từ năm 2001.
Cụ thể trong giai đoạn từ 2006 đến giữa 2008 khi kinh tế Mỹ bắt đầu bộc lộ những rắc rối và USD mất tới 30% giá trị so với Eur, giá vàng đã tăng từ khoảng 520 USD/lượng lên đỉnh 1,390 USD/lượng.
Cũng cần thấy rằng, giá vàng thế giới không thể leo thang trong suốt một thời gian dài nếu chỉ có mình USD bị giảm giá trị. Trên thực tế, nhiều chính phủ khác cũng thực hiện chính sách làm yếu đồng tiền quốc gia của họ cho mục đích cạnh tranh (bằng việc mua đô la hoặc phát hành trái phiếu giống Mỹ). Đây là lý do khiến việc tăng giá của loại kim loại quý này xảy ra ở nhiều đông tiền khác như Eur, Bảng hay Rupees và lan ra nhiều quốc gia khác.
Là kênh bảo toàn vốn, giá vàng tăng lên do nhu cầu mua vào để dự trữ gia tăng trước những bất ổn tỷ giá cũng như rủi ro về lạm phát. Qua cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều ngân hàng trung ương đã rút ra kinh nghiệm từ việc nẵm giữ tỷ trọng tương đối lớn USD và trái phiếu kho bạc của Mỹ trong tài khoản dự trữ. Do đó, họ bắt đầu đa dạng hoá các công cụ giữ tiền trong đó, vàng là lựa chọn số 1. Hiện, vàng đang chiếm khoảng 77% dự trữ của Mỹ, xấp xỉ 60% tại khu vực Châu Âu và có tỷ lệ tăng dần tại các nước khác.
Năm 2009, Trung Quốc công bố đã tăng lượng dự trữ vàng từ 600 tấn năm 2003 lên 1,054 tấn và tính đến thời điểm tháng 4/2010, con số này là 1,159 tấn. Nga thông báo cũng đang nâng dần tỷ lệ vàng dự trữ từ 4.3% lên 10%. Tuyên bố của nhóm các ngân hàng TƯ Châu Âu sẽ cắt giảm hạn ngạch bán vàng xuống 100 tấn/năm của các thành viên (từ 500 tấn/năm xuống 400 tấn/năm) cũng cho thấy tầm quan trọng của loại hàng hoá này trong chính sách tài chính của các quốc gia này.
Nhu cầu dự trữ vàng gia tăng cho thấy mối quan ngại của nhiều nhà cầm quyền trước những biến động khó lường của kinh tế thế giới. Động thái bơm tiền vào nền kinh tế của Mỹ và Châu Âu có thể giúp các quốc gia này giải quyết khủng hoảng và vực dậy, tuy nhiên, lại ẩn hiện nguy cơ cao về lạm phát.
Giá vàng ở Việt Nam tăng mạnh mấy hôm nay cũng là do người dân có xu hướng chuyển USD sang vàng. Trước đây vàng và USD là hai kênh đầu tư tránh bão song hành nhưng nay ưu thế đang thuộc về vàng vì:
1. Có đề xuất siết lại việc quản lý ngoại tệ. Lãi suất USD từ mức 5% (cao nhất thế giới) giảm xuỗng còn 1%, thậm chí 0%.
2. USD mất giá mạnh so với các đồng tiên khác. Với quyết định bơm tiền cứu kinh tế của FED, đồng USD có nguy cơ mất giá khoảng 20% nữa.
3. Tỷ giá USD/VND sẽ được giữ nguyên ít nhất từ nay tới Tết.
(tamnhin)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com