Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Đóng cửa’ cho vay bất động sản?

 Nhiều ngân hàng trong nước đã “đóng chặt cửa” cho vay bất động sản, khiến tín dụng bất động sản ở những ngân hàng ngoại được dịp “phất cờ”.

Chị M.P. (quận Tân Bình, TP HCM), một khách hàng có nhu cầu vay khoảng 500 triệu đồng để mua nhà ở, cho biết, đã hỏi nhiều ngân hàng thủ tục vay vốn mua nhà ở nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Gọi lại sau”.

Phải kinh doanh “cái gì đó”!

Những nơi mà chị P. bị từ chối gồm một số ngân hàng như Sacombank, ACB, Seabank, Vietabank, Dongabank… dù phương án vay của chị khá vững (thuế chấp căn nhà có giá trị cao để vay khoảng 500 triệu đồng mua nhà). Còn chị L.T. một khách hàng vay sửa nhà ở tại ngân hàng Sacombank, chi nhánh Bàu Cát (Tân Bình), cho biết: “Chỉ vay khoảng 300 triệu đồng mà nhân viên tư vấn trả lời đã hết chỉ tiêu”.

Theo tiết lộ của lãnh đạo một số chi nhánh ngân hàng, để giảm tỷ trọng cho vay lĩnh vực phi sản xuất xuống mức quy định, một số hội sở, chi nhánh khoán cho các phòng giao dịch phải giảm cho vay phi sản xuất xuống hoặc “lách” sang cho vay kinh doanh, vay sản xuất. Một nhân viên tư vấn của ngân hàng S. thổ lộ: “Người mua hoặc xây nhà, nếu muốn vay dễ thời điểm hiện nay thì… buộc phải kinh doanh “cái gì đó”. Vì dư nợ tín dụng phi sản xuất của một số ngân hàng đã cao gấp đôi với yêu cầu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.

Về việc “thít chặt” cho vay bất động sản thời điểm này,  một phó tổng giám đốc của ACB, cho biết, đơn vị này đang tính đến việc “Siết hơn nữa, vì không phải đã… cho vay quá lố quy định mà vì quy định về tăng trưởng tín dụng trong năm nay chỉ được phép 20%”. Trong khi đó, theo đại diện OCB (Ngân hàng Phương Đông), từ đầu tháng 4 đến nay, OCB đang giảm về mức thấp nhất cho vay bất động sản, chứng khoán, vì dư nợ phi sản xuất của ngân hàng này tính đến cuối tháng 3 đã khoảng 35%.

Một số ngân hàng lớn  như Techcombank, Viettinbank, Agribank, Vietcombank… không tuyên bố thít tín dụng bất động sản, nhưng việc đẩy lãi suất cho vay lên quá cao cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp vốn vay này.

Thừa “siết chặt”... thả câu

Trong khi lãi suất cho vay bất động sản, tiêu dùng mức thấp nhất theo khảo sát ở các ngân hàng nội cũng là 18,5% một năm và mức mà nhiều ngân hàng áp dụng hiện nay là 19%, thì các ngân hàng ngoại lại tỏ ra rất “phóng khoáng” khi đưa lãi suất cho vay bất động sản chỉ khoảng 18 - 18,25% mỗi năm.
 
Anh Nguyễn Thế Hiển sau khi “rời” Vietcombank với mức lãi suất 18,96%, đã sang “dòm ngó” vay mua nhà tại HSBC, với lãi suất 18,25%. Anh cho biết: “Lãi suất chỉ là một phần, quan trọng hơn là ngân hàng ngoại giải quyết hồ sơ nhanh,  nên tôi sẽ vay ngân hàng ngoại”.

Theo thống kê của những nhân viên tư vấn tín dụng tại HSBC và ANZ, trong quý I, cho vay bất động sản ở đây đã tăng khoảng 50%. Một nhân viên tư vấn tín dụng của HSBC tại tòa nhà Etown Cộng Hòa lý giải về “lãi suất cho vay bất động sản hấp dẫn” của ngân hàng này hiện nay: “Lãi suất cho vay của các ngân hàng trong nước cao hay thấp tùy thuộc vào lãi suất mà họ huy động được, còn lãi suất của chúng tôi là từ nước ngoài vào. Chúng tôi đang đẩy mạnh cho vay bất động sản”. Và ngoài lãi suất thấp hơn mặt bằng chung của thị trường, những ngân hàng ngoại đang có ưu thế hơn ngân hàng nội, khi giải quyết hồ sơ khá nhanh và “không có khoản thu dịch vụ” nào thêm.

( Báo đất việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Phát hành trái phiếu đang bị “treo”
  • Không thể áp dụng công thức lãi suất của thế giới
  • Chuyên gia Huỳnh Thế Du: Thuế lạm phát
  • Vẫn lùng bùng thị trường USD
  • Nói và làm: Tập đoàn Nhà nước ngập ngừng bán USD
  • Bất ổn vĩ mô cực kỳ nghiêm trọng…
  • Siết USD để hỗ trợ tiền đồng
  • Báo động sai số tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!