Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chủ tịch Fed Bernanke cho rằng: Cuộc khủng hoảng tài chính không phải là lỗi của Fed

Hôm qua, Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mĩ đã đổ lỗi cho các quy định tài chính kém hiệu quả và bảo vệ mức lãi suất thấp kỉ lục của ngân hàng trung ương Mĩ. Ông Ben Bernanke cũng kêu gọi có một sự cải tổ khẩn cấp đối với sự giám sát tài chính nhằm ngăn chặn việc tái diễn cơn bão tài chính.

Trong một phát biểu với Hiệp hội kinh tế Mĩ ở Atlanta, Georgia, ông Bernanke đã biện luận rằng tỉ lệ lãi suất thấp hiện nay trong năm năm đầu tiên của thiên niên kỉ mới là “thích hợp” với thời đại và điều này đã không ra bong bóng về giá nhà tại Mĩ. Fed đã bị chỉ trích bởi một số nhà kinh tế, những người đã chỉ trích rằng việc giữ tỉ lệ lãi suất ở mức thấp trong một thời gian quá dài và điều này đang dẫn tới sự bùng nổ trong thị trường bất động sản. Những bất đồng liên tiếp dẫn tới một sự làn sóng trong việc lấy lại nhà, để lại cho những nhà cho vay một khoản lỗ khổng lồ và những ảnh hưởng xấu của hệ thống tài chính sẽ lan rộng ra khắp trên toàn thế giới.

Bernanke cho rằng việc bong bóng bị thổi phồng bởi việc bảo hiểm các khoản cầm cố xấu và sự giám sát lỏng lẻo của những nhà cho vay, và ông cho rằng điều này phải được thay đổi. Ông nói thêm:”Rõ ràng cả lĩnh vực tư nhân và các định chế tài chính phải cải thiện khả năng của họ để theo dõi và kiểm soát rủi ro. Cuộc khủng hoảng cho thấy không chỉ có những lỗ hổng trong các quy định giám sát của các tổ chức, mà hơn về cơ bản, quan trọng là những kẽ hở trong kiến trúc của các quy định trong nền tài chính toàn cầu.” Quy định mạnh hơn và sự giám sát hướng vào những vấn đề với những hoạt động bảo lãnh và quản lý rủi ro của những nhà cho vay sẽ có hiệu quả hơn và đây là một phương pháp để mổ xẻ để hạn chế tình trạng bong bóng tài sản thay vì việc tăng mức lãi suất. “Hơn nữa, những nhà làm luật, những nhà giám sát, và lĩnh vực tư nhân có thể có những hiệu quả hơn trong việc tập trung giải quyết những khoản cầm cố rủi ro trong lĩnh vực xây dựng và những hoạt động quản lý rủi ro không chặt chẽ không nhất thiết cần những phán quyết về tính bền vững của giá nhà.”

Ông Bernanke khẳng định rằng, Cục dự trữ liên bang đã làm việc rất nhiều nhận thấy các vấn đề, cải thiện, củng cố các chính sách về hoạt động giám sát cũng như hoạt động cho vay.” Ông thêm rằng: “bài học tôi rút ra từ kinh nghiệm này là những quy định tài chính và các cơ chế giám sát không có ảnh hướng lớn đối với việc kiểm soát đối với những mối nguy cơ đang nổi lên, nhưng việc thực hiện của họ phải thực sự tốt hơn và trơn tru hơn.” Tuy nhiên bất chấp phát biểu của mình, ông cho rằng những nhà tạo lập chính sách không nên loại bỏ việc sử dụng tỉ lệ lãi suất như là một phương sách để ngăn chặn việc gia tăng bong bóng tài sản trong tương lai.

Nếu những cải cách thỏa đáng không được thực hiện, hoặc nếu họ đã thực hiện nhưng họ không thể chứng minh khả năng của họ để ngăn chặn tình trạng bong bóng trong giá bất động sản thì chúng tôi buộc phải đưa ra những chính sách tiền tệ mới như những công cụ bổ sung để ngăn chặn những rủi ro. “Rõ ràng, chúng ta vẫn có nhiều điều để học về cách thức tốt nhất để đưa ra những chính sách tiền tệ và đối mặt với những nguy cơ đe dọa tới sự ổn định của hệ thống tài chính trong thời kì mới này.” Ông Bernanke đã phát biểu trước Thượng viện Mĩ về việc chuẩn bị loại bỏ trách nhiệm của Fed việc giám sát các tổ chức tài chính lớn và để Fed tập trung vào việc duy trì lãi suất, như động thái đã xảy ra tại Anh.

Ông Bernanke đã lập luận chống lại hành động của Thượng viện, ông nói rằng việc này có thể hủy hoại hệ thống giám sát. Chủ tịch Fed- người đã nhậm chức từ tháng 2/2006 sau nhiệm kì lâu dài của cựu chủ tịch Alan Greenspan,người mà đã được đề cử giữ thêm một nhiệm kì nữa dưới thời của tổng thống Obama. Uỷ ban ngân hàng của Thượng viện đã ủng hộ thông qua trong tháng nhiệm kì cuối cùng của ông, trong khi việc đề cử của ông vẫn có một số lời phản đối, điều này được trông đợi sẽ được thông qua.

(Theo Stockbiz // Independent).

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chọn kênh đầu tư nào trong năm 2010?
  • Liệu có tái diễn tình trạng tăng trưởng tín dụng "nóng" ?
  • Vốn đầu tư từ Việt Nam vào Campuchia đang tăng mạnh
  • Thu hút vốn FDI vào VN: Định hướng chọn lọc!
  • Sân chơi tài chính sẽ có trọng tài
  • Tìm vốn phát triển doanh nghiệp trong năm 2010
  • Nhận diện các yếu tố tác động CPI
  • Lợi nhuận ngân hàng: Chờ bứt phá 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!