Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuẩn bị cho “hậu khủng hoảng”

Không là quá sớm để bắt đầu tính đến các bài toán "hậu khủng hoảng", dù còn nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ chấm dứt.

Để đối phó với khủng hoảng tài chính, các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã và đang rất tích cực trong việc thực hiện các gói kích thích kinh tế. Đó là bài toán ngắn hạn mà hầu hết các quốc gia đã và đang quyết liệt triển khai.

Tuy nhiên, như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc vừa phát biểu tại Hội thảo về “Khủng hoảng tài chính và vai trò của đầu tư”, không chỉ cần vượt qua những khó khăn trước mắt, mà chúng ta còn cần chuẩn bị cho giai đoạn "hậu khủng hoảng", tìm kiếm những cách thức và mô hình phát triển phù hợp với bối cảnh mới, với không ít thời cơ và tiềm năng song cũng có thể nhiều bất trắc hơn, biến động hơn.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, các tính toán cho dài hạn, cho phát triển bền vững được đề cập. Tuy nhiên, do phải đối phó với tác động khôn lường của suy thoái kinh tế toàn cầu, cũng như sự bất ổn của nội tại nền kinh tế, các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam thực hiện trong thời gian qua, trước hết là nhằm chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp theo là chống suy giảm kinh tế, tập trung giải quyết những khó khăn trước mắt.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Chính các chuyên gia kinh tế cũng phải thừa nhận, trong giai đoạn cấp bách hiện nay, phải chấp nhận cả sự không hoàn hảo, không trọn vẹn của chính sách. Và rõ ràng, mặc dù việc thực thi các chính sách có để lại một số "phản ứng phụ" cần phải xử lý, song sự chuyển hướng chính sách của Chính phủ trong thời gian qua đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế.

Song nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì chưa đủ. Trên thế giới, dù chưa lộ diện rõ ràng, nhưng đã bắt đầu xuất hiện các mô hình phát triển mới. Nhiều nước đang cấu trúc lại nền kinh tế. Thậm chí, người ta đã bắt đầu tính chuyện xem xét lại các học thuyết kinh tế xưa cũ đã và đang bộc lộ những khuyết tật của chúng qua cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới lần này. Điều này buộc Việt Nam cũng phải nhìn nhận lại và tính toán các bước đi cho tương lai.

Đứng trên phương diện này, việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án tái cấu trúc nền kinh tế có thể coi là một bước chuẩn bị mang tính chiến lược. Cùng với đó, cần thiết phải tiếp tục cải cách nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... Đây cũng chính là các khuyến cáo mà các chuyên gia kinh tế tham dự Hội nghị quốc tế về Kinh tế đối ngoại với chủ đề "Định vị Việt Nam trong tương lai", tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 17-18/3, đưa ra.

Trên một khía cạnh khác, để đón đầu sự hồi phục của nền kinh tế, cần nhìn nhận các cơ hội đầu tư trong thời điểm này. Không chỉ là các cơ hội đầu tư ngắn hạn, do có thể đầu tư với giá rẻ, mà cả các cơ hội đầu tư trong dài hạn hơn. Đó là tập trung cho phát triển hạ tầng cơ sở, tạo nền tảng cho phát triển trong tương lai.

Một điều cũng hết sức quan trọng, đó là trong "cuộc chiến" chống suy thoái kinh tế, hay tái thiết nền kinh tế sau khủng hoảng, không thể thiếu sự liên kết, hợp tác chặt chẽ của các nước trong khu vực và trên thế giới. Và hơn hết, nếu không muốn chậm chân và tụt hậu, hãy lo cho tương lai ngay từ ngày hôm nay.

( Theo báo Đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thách thức lợi nhuận ngân hàng
  • Các quỹ đầu cơ đang tiến hóa thế nào để tồn tại?
  • Lạm phát có tăng khi kinh tế phục hồi?
  • Việt Nam hấp dẫn FDI hơn Thái Lan
  • Ngân hàng đẩy phí đi đâu?
  • Áp lực cải tổ
  • Vì sao địa phương “e dè” kiểm toán ?
  • Kinh doanh ngân hàng Việt Nam vẫn rất lạc quan
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!