Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng đẩy phí đi đâu?

Mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường đã giảm và thấp đáng kể so với một năm trước

Mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường đã giảm và thấp đáng kể so với một năm trước

Làm thế nào để giảm giá vốn cao (vấn đề của quá khứ) để từ đó có thể cho vay nền kinh tế với lãi suất thấp mà ngân hàng hàng (NHTM) vẫn có lãi đang là vấn đề đặt ra đối với các NHTM hiện nay. 


Với thực tế diễn biến thị trường tiền tệ Việt Nam cuối năm 2008 và khả năng quản lý thanh khoản, quản lý chi phí của các NHTM thời gian qua, các chuyên gia đánh giá rằng giá vốn của các NHTM hiện nay là khá cao. Điều này nên được nhìn nhận dài hạn và đó  là do nguyên nhân từ quá khứ. Sau thời kỳ siêu lãi suất huy động, giới tài chính ước tính mức lãi suất huy động (lãi suất đầu vào) bình quân của các NHTM Việt Nam thời gian qua khoảng 16% - 17%/năm; Các NHTM NN lớn có lãi suất đầu vào bình quân khoảng 15%; Cá biệt có NHTMCP nhỏ có mức lãi suất đầu vào bình quân cao tới 18%...


Cách ứng xử không hợp lý trước các khó khăn ở nhiều NHTM Việt Nam là vẫn "vô tư" tăng chi phí hoạt động hoặc không giảm chi phí. Thực tế năm 2007 và năm 2008 cho thấy, không hề có NHTM nào cắt giảm nhân viên; ngược lại có ngân hàng mở tới 100 chi nhánh. Đặc biệt, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên của một NHTMCP vừa được tổ chức vào đầu tháng 3/2009, các cổ đông của ngân hàng này đã rất gay gắt phản ứng và không đồng tình với cách tăng chi thù lao cho cho HĐQT của ngân hàng này lên cao ngất ngưởng (trong khi ở Mỹ có CEO chỉ nhận lương  với mức 1 USD)...
 

Các cổ đông sẽ đòi hỏi ban điều hành NHTMCP phải quản trị bài bản hơn.


Đẩy phí đi đâu


Mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường đã giảm và thấp đáng kể so với một năm trước. Điều này do các nguyên nhân: Chính phủ triển khai rất mạnh mẽ và có hiệu quả chính sách kích cầu qua hỗ trợ lãi suất cho các DN vay vốn ngân hàng; các DN hiện nay chỉ có khả năng chấp nhận vay vốn ở mức lãi suất thấp hơn nhiều so với trước đây (do đầu ra khó khăn,...). Điều này đã và đang đặt các NHTM nào mà "ôm" nguồn vốn với giá cao vào tình cánh khó xử, nhất là các NHTMCP nhỏ. Dạo quanh thị trường ngân hàng và quan sát một cách hệ thống cho thấy, thời gian qua các NHTM Việt Nam đang tìm cách để chia "miếng bánh đắng" này.


Đẩy chi phí vào khách hàng. Thực tế cho thấy thị trường ngân hàng đã xuất hiện khá nhiều loại phí rất lạ và áp đặt vào khách hàng như phí dàn xếp tín dụng, phí tư vấn (đối với người đi vay); phí tài khoản... Năm 2008, các NHTM cũng đã từng "lăm le" áp phí ATM cho chủ thẻ cũng là phản ánh khuynh hướng này.


Áp dụng cách tính lãi suất lạ. Trước đây ở Việt Nam khi cho vay tiêu dùng, các NHTM thường tính lãi theo số dư nợ vay thực tế tại từng thời điểm. Tuy nhiên gần đây tại các NHTM Việt Nam lại phổ biến một hình thức tính lãi tiền vay mới gọi là "add-on interest". Theo cách này lãi suất được tính trên số tiền vay ban đầu. Như vậy người đi vay luôn luôn phải thanh toán cho ngân hàng theo số tiền vay ban đầu bất kể số dư nợ vay thực tế đã giảm đi (do hàng kỳ người vay đã trả cả gốc và lãi). Mặc nhiên, cách này số tiền NHTM thu về nhiều hơn các tính lãi suất truyền thống trước đây và khách hàng là người chịu thiệt.


Ngăn vốn chảy ngược. Nhiều  khi NHTM tìm mọi cách thu hồi vốn vay từ con nợ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hiện tại các NHTM lại tìm mọi cách ngăn cản dòng chảy ngược này. Nguyên nhân là do, trước xu hướng lãi suất giảm, khả năng sử dụng vốn có hạn, muốn giảm áp lực về lãi suất,.. nhiều DN đã trả nợ trước hạn (có thể để vay mới với lãi suất thấp hơn). Theo thông tin ở một số NHTM, gần đầy số hồ sơ xin trả nợ trước hạn lại tăng vọt. Để chặn trào lưu này NHTM đã áp dụng "phạt trả nợ trước hạn". Thực tế cho thấy, NHTM đã khá khó khăn trong ngăn cản làn sóng trả nợ trước hạn của người vay.


Thoái vốn lãi suất cao. Vào thời gian này trên thị trường NH, đã diễn ra hiện tượng lạ mà báo giới đề cập là hiện tượng "nguyên chủ phát hoàn". Các NHTM đang tìm mọi cách để hoàn trả người gửi những khoản vốn đã huy động từ cuối năm 2008 có lãi suất cao và kỳ hạn gửi dài. Tuy nhiên thực tế kết quả không cao.


Chính sách lâu dài
 

Diễn biến của lãi suất và phản ứng của các NHTM trước diễn biến lãi suất hay trước các khó khăn trong thời gian qua của các NHTM phần nào phản ánh những vấn đề về quản lý còn hạn chế của các NHTM. Vào thời điểm hiện nay, những vấn đề hết sức cơ bản và cốt lõi sẽ chắc chắn được các nhà đầu tư (cổ đông hay các chủ sở hữu khác) đặc biệt quan tâm. Với thực tế về kết quả kinh doanh và bài học của năm 2008, các cổ đông của NH sẽ không thể chỉ bàn về chia cổ tức bao nhiêu mà họ sẽ sới lên nhiều vấn đề đòi hỏi ban điều hành NHTMCP phải thay đổi cách quản trị NH bài bản hơn.


Trong đó đặc biệt là vấn đề về khá cơ bản và khá lớn là cân đối kỳ hạn (gap management)- vấn đề để ngăn chặn NHTM trước mọi nguy cơ sụp đổ do mất thanh khoản. Mà cụ thể là vấn đề lấy vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn; Tình trạng tăng trưởng tín dụng theo số lượng; Quản lý chi phí của các NHTM  rõ ràng cũng là vấn đề không thể bỏ qua trong điều kiện kinh tế suy thoái... Nếu những vấn đề này được giải quyết một cách thoả đáng trên phương diện lâu dài, thì chắc chắn NHTM sẽ thực sự mạnh, bền vững và vượt qua các thách thức hiện nay.

( Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Áp lực cải tổ
  • Vì sao địa phương “e dè” kiểm toán ?
  • Kinh doanh ngân hàng Việt Nam vẫn rất lạc quan
  • Đầu tư ra ngoài ngành: Băn khoăn chính - phụ?
  • Gian nan giảm phí
  • Hai mặt kích cầu
  • Cơ hội từ sáp nhập
  • HSBC: Chứng khoán Việt Nam khó phục hồi trong năm nay
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!