"Bệnh nghề nghiệp" của Kiiểm toán nhà nước là khen ít, chê nhiều
Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước, tất cả báo cáo quyết toán ngân sách địa phương phải được kiểm toán trước khi hội đồng nhân dân phê chuẩn.
Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước….
Điều đó có nghĩa, việc sử dụng ngân sách của các địa phương hoàn toàn thuộc diện cần được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán. Thế nhưng, trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, có đến 50 % số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã “lọt cửa” Kiểm toán Nhà nước trong việc sử dụng ngân sách nhà nước tại địa phương mình.
Kiểm toán “trách” địa phương
Mặc dù luật đã quy định, Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán ngân sách địa phương, tuy nhiên, kể từ khi Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực (năm 2006) đến nay, Kiểm toán Nhà nước chưa nhận được bất kỳ một yêu cầu nào từ phía địa phương trong vấn đề kiểm toán ngân sách địa phương.
Theo thống kê, từ năm 2007 đến nay, Kiểm toán Nhà nước mới chỉ kiểm toán được 50% tỉnh, thành phố, huyện và 15% số xã, phường trong việc sử dụng ngân sách nhà nước. Điều đó cho thấy một thực tế, có đến ½ địa phương trong cả nước đã “xem nhẹ” vai trò của Kiểm toán Nhà nước, trong đó không loại trừ việc thiếu minh bạch trong việc sử dụng, thu - chi ngân sách nhà nước tại nhiều địa phương.
Theo ông Lê Đình Thăng, Phó kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước khu vực 1, ngay cả những địa phương được kiểm toán thì việc xử lý những kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước cũng mới chỉ dừng lại ở xử lý tài chính, còn việc xử lý trách nhiệm cao hơn của các cá nhân tổ chức phần lớn vẫn được các địa phương…bỏ qua.
Theo ông, một trong những nguyên nhân khiến cho các địa phương “né” Kiểm toán Nhà nước là do pháp luật quy định chưa cụ thể, rõ ràng. Ngoài những quy định trong Luật kiểm toán còn mang tính “chung chung” thì không có một văn bản nào quy định bắt buộc các địa phương phải thực hiện kiểm toán và sử dụng kết quả kiểm toán ngân sách trong hoạt động của địa phương.
Chính những kẽ hở này đã đưa đến một hệ quả là hầu hết các địa phương không những không chấp hành đầy đủ những quy định về kiểm toán mà còn xem nhẹ vai trò của Kiểm toán Nhà nước với tư cách là một công cụ cung cấp thông tin hữu hiệu cho việc quản lý thu - chi ngân sách của địa phương.
Và "lý" của địa phương
Theo ông Hoàng Đình Thạch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, một nguyên nhân quan trọng khiến nhiều địa phương thiếu “mặn mà” với Kiểm toán Nhà nước là do chính tính chất đặc thù của cơ quan này.
Ông cho rằng, trong khi việc giám sát sử dụng ngân sách địa phương là một chu trình liên tục, bao gồm từ lập ngân sách, phê duyệt, phân bổ, quản lý, sử dụng đến quyết toán ngân sách… thì Kiểm toán Nhà nước chỉ tham gia mỗi khâu hậu kiểm, tức chỉ tập trung vào báo cáo quyết toán ngân sách.
Chính vì vậy, trong hoạt động của mình, Kiểm toán Nhà nước vẫn nặng về phát hiện các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, sai trái, vi phạm pháp luật trong quản lý hơn là việc đánh giá tính trung thực, khách quan, công khai minh bạch cũng như hiệu quả của việc sử dụng ngân sách với điều kiện thực tế của địa phương.
Bình luận về ý kiến trên, Tổng kiểm toán Nhà nước Vương Đình Huệ cho rằng, đúng là nhiệm vụ của kiểm toán là phải đánh giá được hai mặt tốt xấu của đối tượng được kiểm toán. Tuy nhiên, do thói quen nghề nghiệp của các kiểm toán viên là “vạch là tìm sâu” nên nhiều khi cũng quá chú trọng vào việc tìm ra sai phạm.
Còn theo ông Nguyễn Đình Bàng, Ủy viên thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, một trong những lý do khiến mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước và đại phương không hiệu quả là do đơn cơ quan kiểm toán đã xem nhẹ vai trò của hội đồng nhân dân tại địa phương, trong khi cơ quan này là cơ quan quyền lực nhà nước, hiểu rõ nội dung cũng như các đơn vị cần được kiểm toán trên địa bàn.
Thế nhưng, khi Kiểm toán Nhà nước về địa phương thì thông thường chỉ làm việc qua UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn và đơn vị được kiểm toán mà “bỏ qua” hội đồng nhân dân.
Còn theo bà Bùi Thu Hương, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An, nguyên nhân khiến cho địa phương “né” kiểm toán là do sự lệch pha trong hoạt động của mỗi bên. Thông thường, các địa phương sẽ phải công bố báo cáo quyết toán của mình vào tháng cuối năm.
Trong khi đó, thời gian để Kiểm toán Nhà nước hoàn thành một báo cáo kiểm toán về thu chi ngân sách trong năm của địa phương cũng phải cần 1-2 tháng. Do vậy, địa phương không thể ngồi chờ kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
“Chỉ khi đổi mới, hoàn thiện được hệ thống pháp luật kết hợp với nỗ lực hết mình của cả hai bên thì mới có thể đạt được kết quả cao…”, bà Hương nhấn mạnh.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Theo phóng viên TTXVN tại London, tạp chí "The Banker" thuộc tờ "Thời báo Tài chính" (Anh) ra ngày 1/3 đã nhấn mạnh mặc dù kinh tế toàn cầu vẫn chìm trong khủng hoảng, nhưng kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam vẫn rất lạc quan.
Giới hạn định mức đầu tư ra ngoài ngành của các công ty nhà nước đã được quy định. Thế nhưng, xác định thế nào là ngành nghề chính, thế nào ngành nghề phụ thì lại không hề đơn giản.
Gánh trên lưng hàng trăm loại phí, chi phí (trong quy định và ngoài quy định), hàng hóa Việt “yếu” không chỉ trên thế giới mà ngay cả trên thị trường nội địa. Vậy mà muốn giảm bớt, bãi bỏ một loại phí, lệ phí lại không dễ dàng gì!
Trong điều kiện đẩy mạnh cung tin dụng hỗ trợ nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần một hệ thống ngân hàng đủ mạnh để kích cầu một cách hiệu quả.
Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng trên quy mô toàn cầu, Chính phủ VN đã có một loạt chính sách hỗ trợ DN, kích thích tiêu dùng, như bù lãi suất vay, bảo lãnh tín dụng... Tuy nhiên, những giải pháp này đã thật sự đủ sức cứu nhiều DN đang nguy cơ phá sản hàng loạt hay chưa? DĐDN trao đổi cùng TS Nguyễn Minh Phong - Viện phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
Trong báo cáo Vietnam Monitor tháng 3/2009, Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) tiếp tục đưa ra những dự báo bi quan về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Lưu Quang Điền, Phó Tổng giám đốc SJC Hà Nội, nhận định nếu xét vàng đơn thuần là một loại hàng hóa thì trong suy thoái kinh tế, lượng tiêu thụ chắc chắn sẽ bị giảm sút. Nhưng theo quan điểm coi vàng là nơi trú ẩn bảo toàn đồng vốn thì trong giai đoạn kinh tế bất ổn thị trường vàng chưa hẳn đã ảm đạm.
Với mức bội chi ngân sách 2009 dự kiến lên đến hơn 100.000 tỷ đồng, trong khi nguồn thu từ dầu khí nhiều khả năng giảm và hàng loạt khoản thuế phải giãn, giảm, hoãn…, phát hành trái phiếu Chính phủ - nguồn thu khả thi nhất để bù đắp, lại bị xem là đang lãng phí.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.