Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thách thức lợi nhuận ngân hàng

Xuất khẩu sụt giảm, mãi lực tiêu thụ trong nước chưa được cải thiện sẽ khiến hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa thể phát triển mạnh như mục tiêu đề ra.

Mặc dù chỉ tiêu lợi nhuận được các ngân hàng xây dựng kế hoạch cho năm 2009 không tăng trưởng quá cao so với năm 2008, song theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán, để đạt được mức lợi nhuận theo kế hoạch đề ra, còn rất nhiều khó khăn.

Theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thông qua trong cuộc họp thường niên cuối tháng 2 vừa qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, năm 2009, vốn điều lệ của SCB dự kiến đạt 3.374 tỷ đồng; tổng tài sản 41.500 tỷ đồng; vốn huy động đạt 37.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng 27.500 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 900 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động trên 150 điểm. Năm 2008, SCB đạt 646 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 83% so với năm 2007.

Song SCB cũng cho hay, thu nhập lãi (chủ yếu là thu lãi từ hoạt động tín dụng) vẫn là nguồn thu chủ đạo của Ngân hàng trong năm 2008, đóng góp 84% tổng thu nhập. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của SCB trong năm nay cao hơn 18% so với năm 2008. Theo lý giải của SCB, biến động lãi suất tiền gửi trong năm 2008 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của ngành nói chung và SCB nói riêng, dẫn đến lợi nhuận thu về cũng không tránh khỏi sự điều chỉnh.

Nhưng do năm 2008, SCB đã 2 lần đàm phán thành công với các khách hàng vay truyền thống để tăng lãi suất của các khoản vay, cộng với chính sách huy động tốt, đã góp phần làm tăng lợi nhuận ở mức khá cao (lợi nhuận trước thuế trong tháng 1/2009 của SCB đạt 58,706 tỷ đồng).

Thế nhưng, với mục tiêu lợi nhuận trong năm nay ở mức 900 tỷ đồng cũng là thách thức lớn đối với SCB. Ngân hàng này cũng thừa nhận, năm 2009 là một năm khó khăn tiếp diễn của nền kinh tế thế giới do hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, định hướng và mục tiêu chung của SCB là tăng trưởng dài hạn phải đảm bảo ổn định, an toàn và bền vững.

Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) dự kiến đạt 750 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2008. Trong 2 tháng đầu năm 2009, DongA Bank đã thu về 109 tỷ đồng và phấn đấu đạt khoảng 180 tỷ đồng trong quý I/2009. Nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận trong 2 tháng đầu năm chủ yếu từ tín dụng (chiếm 50%) và kinh doanh vàng (30%).

Để hoàn thành kế hoạch trên, ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank cho biết, Ngân hàng đang phát triển tín dụng và chia sẻ khó khăn cho khách hàng. Từ đầu năm 2009 đến nay, DongA Bank đã 4 lần tự động giảm lãi suất trên các hợp đồng tín dụng ký khi trần lãi suất còn ở mức cao, với mức giảm bình quân 1,5%/năm/lần.

Với kế hoạch đã thông qua ĐHĐCĐ ngày 16/3, năm nay, Sacombank sẽ đạt 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với mức đạt được trong năm 2008 là hơn 1.200 tỷ đồng trên tổng kế hoạch 1.500 tỷ đồng. Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank cho hay, để đạt được mục tiêu lợi nhuận trên trong năm 2009, Sacombank đã xây dựng mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn 50% so với năm trước, đạt không dưới 50.000 tỷ đồng; vốn huy động đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng khoảng 42% so với cuối năm 2008; dư nợ cho vay đạt không dưới 50.000 tỷ đồng, tăng hơn 50% so với năm 2008.

Trong 2 tháng đầu năm 2009, Sacombank thu về 223 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và phấn đấu hết quý I/2009 sẽ thu về 300 tỷ đồng. Song theo ông Huy, để hoàn tất được kế hoạch trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn.

Năm 2008 là một năm đầy biến động trong môi trường kinh doanh gây khó khăn trong việc cân bằng cả 3 mục tiêu lợi nhuận, an toàn và tăng trưởng của ngành ngân hàng. Trong bối cảnh này, ACB đã nỗ lực duy trì kết quả kinh doanh ở mức cao với 2.556 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Các chỉ tiêu về tăng trưởng cũng đạt khá. Tổng vốn huy động của ACB là 88.212 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng 17,7%; trong đó 82% là huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Dư nợ cho vay khách hàng của ACB tăng trưởng thấp hơn so với năm 2007 đạt mức 34.346 tỷ đồng.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu thu nhập của ACB, thay đổi chủ yếu là mảng đem lại lợi nhuận cao truyền thống là hoạt động tín dụng không còn đem lại hiệu quả cao như trước do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Kế hoạch dự kiến trong năm nay, ACB sẽ thu về 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với mức 2.556 tỷ đồng lợi nhuận đạt được của năm trước.

( Theo báo Đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Các quỹ đầu cơ đang tiến hóa thế nào để tồn tại?
  • Lạm phát có tăng khi kinh tế phục hồi?
  • Việt Nam hấp dẫn FDI hơn Thái Lan
  • Ngân hàng đẩy phí đi đâu?
  • Áp lực cải tổ
  • Vì sao địa phương “e dè” kiểm toán ?
  • Kinh doanh ngân hàng Việt Nam vẫn rất lạc quan
  • Đầu tư ra ngoài ngành: Băn khoăn chính - phụ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!