Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện không có gì mới

Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) sẽ bán bớt một phần vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, kế hoạch bán từng phần cổ phiếu Sacombank của IFC đã diễn ra từ cả năm nay.
IFC cùng Dragon Financial Holdings và Ngân hàng ANZ là 3 nhà đầu tư tài chính quốc tế lớn nhất đầu tư cổ phần tại Sacombank. Ban đầu, IFC đầu tư nắm 8% cổ phần của Sacombank, đồng thời cung cấp cho ngân hàng này một gói tư vấn toàn diện trên nhiều lĩnh vực, như chương trình tài trợ cho một cố vấn cao cấp thường trú tại Sacombank, chương trình tư vấn về quản lý rủi ro, phát triển các sản phẩm vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và quản trị doanh nghiệp...

Mới đây, IFC công bố kế hoạch bán 50% số cổ phần, tương đương với 16.083.664 cổ phiếu, mà tổ chức này đang nắm giữ tại Sacombank. Theo IFC, quyết định trên được đưa ra sau khi Công ty đã hoàn thành việc hỗ trợ Sacombank trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.

Ông Sin Foong Won, Giám đốc Khu vực của IFC cho biết, trong thời gian tới, quan hệ hợp tác giữa hai bên vẫn tiếp tục được tăng cường trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mới như tài trợ trung và dài hạn cho việc mua sắm nhà, tài trợ máy móc thiết bị tiết kiệm năng lượng, cũng như các sản phẩm tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu…

Thực chất, từ năm 2007, IFC cũng đã bắt đầu có động thái bán dần cổ phiếu Sacombank. Cuối năm 2007, các cổ đông cá thể của Sacombank đã từng khá lo lắng trước về việc IFC thông báo giảm bớt tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng này. Tại thời điểm đó, thông tin trên đã khiến nhiều người bán vội cổ phiếu Sacombank, làm giá cổ phiếu này giảm đáng kể.

Tuy nhiên, đại diện của Sacombank và IFC vào thời điểm đó đều khẳng định, việc IFC Việt Nam rút một phần vốn khỏi Sacombank là nằm trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư vốn vào các lĩnh vực khác, nhằm đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và thực hiện tốt vai trò hỗ trợ của một tổ chức phi chính phủ của IFC.

Do đó, cho dù rút một phần vốn khỏi Sacombank, nhưng IFC vẫn tiếp tục là một trong những cổ đông chiến lược và cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ để Sacombank phát triển mạnh mẽ hơn nữa cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Những lo lắng sau đó của các nhà đầu tư rồi cũng dịu dần và diễn biến giao dịch cổ phiếu cũng như hoạt động của Sacobank lại diễn ra hoàn toàn bình thường suốt 1 năm qua chứ không hề “có vấn đề” gì, như nhiều nhà đầu tư lo ngại sau khi thông tin IFC sẽ bán bớt cổ phần được đưa ra.

Thực chất, động thái bán bớt cổ phần của IFC tại Sacobank lần này, cũng không khác nhiều so với thời điểm cách đây 1 năm, ngoại trừ việc cuộc khủng tài chính đang lan rộng, khiến cho nhiều nhà đầu tư liên tưởng đến một sự “bất bình thường”, nên đối tác chiến lược mới phải thoái vốn.

Ông Trần Xuân Huy, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, việc IFC bán 16 triệu cổ phiếu STB sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Sacombank và ông Huy đưa ra khẳng định, quan hệ hợp tác của IFC và Sacombank vẫn tiếp tục được tăng cường trong lĩnh vực phát triển sản phẩm mới. Riêng trong năm 2008, IFC đã giải ngân cho Sacombank khoản vay trị giá 500 tỷ đồng và hai bên sẽ tiếp tục hợp tác trong thời gian tới.

( Theo vir )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Điều hành là yếu tố số 1
  • Chậm giải ngân vốn FDI
  • Kém hấp dẫn
  • Vốn ODA cho công nghệ thông tin: Chậm và lúng túng
  • “Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi đúng hướng”
  • Năm 2009 vẫn có những dự án FDI lớn
  • Quy định của Chính phủ về ngân hàng đạt chuẩn: Áp lực lớn với ngân hàng nhỏ
  • Hiệu quả vẫn phải là ưu tiên số một
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!