Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội FDI từ Mỹ

16 doanh nghiệp lớn của Mỹ đến Việt Nam mới đây để tìm cơ hội đầu tư, cùng với thông tin Mỹ có tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cao nhất 4 tháng đầu năm nay, cho thấy nền kinh tế số một thế giới dự báo sẽ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm kinh tế khó khăn chung hiện nay.
 

 

Vốn FDI rót vào Việt Nam vẫn ấn tượng, dự kiến đạt 30 tỉ USD năm nay.

Đoàn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này có quy mô lớn thứ hai, sau đoàn 23 doanh nghiệp do cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Carlos Gutierrez dẫn đầu hồi tháng 11 năm ngoái. Ông Mathew Daley, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN, nhận định rằng với xu hướng các tập đoàn Mỹ đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng và với tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, chắc chắn trong khoảng 3 năm tới, Mỹ sẽ dẫn đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam. Theo ông Daley, các tập đoàn Mỹ có tầm nhìn dài hạn về chiến lược kinh doanh ở Việt Nam.

Từ khi những doanh nghiệp Mỹ đầu tiên quay lại Việt Nam sau khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua hơn 20 năm trước, đến nay đã có hơn 1.000 công ty Mỹ làm ăn tại Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 22-4-2009, Mỹ đứng thứ 6 trong số 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, với 385 dự án có tổng vốn đầu tư 4,1 tỉ USD (nếu tính cả đầu tư qua nước thứ ba lên tới gần 9 tỉ USD). 4 tháng đầu năm nay, trong số 6,3 tỉ USD FDI tại Việt Nam, Mỹ dẫn đầu với hơn 3,8 tỉ USD.

Các doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam lần này cho thấy các tập đoàn đa quốc gia vẫn lạc quan đối với sự tăng trưởng của Việt Nam. Tổng Giám đốc Citibank Brett Krause cho rằng suy thoái kinh tế tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, nhưng thật đáng ngạc nhiên là Việt Nam vẫn duy trì được các hoạt động kinh tế khá tốt, năng động. Thực tế là tại Việt Nam, không những các nhà đầu tư được “mời gọi” mà còn có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất và tăng vốn ở dự án đang hoạt động. Hank Tomlinson, Tổng Giám đốc công ty dầu khí Chevron tại Việt Nam, cho biết tập đoàn này đang có dự án khổng lồ ngoài khơi Việt Nam, cung cấp khí đốt cho toàn bộ các nhà máy điện ở khu vực sông Mekong. Giai đoạn đầu của dự án hoàn tất với 300 triệu USD, Chevron dự kiến rót thêm 4 tỉ USD nữa. Với dự án này, Chevron sẽ là công ty có vốn đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, khoản đầu tư của Chevron chưa thể sánh với dự án trị giá khoảng 10 tỉ USD do các doanh nghiệp Mỹ tham gia đầu tư vào đảo Phú Quốc đang chờ được phê duyệt trong năm nay. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp Mỹ cũng đang xúc tiến thực hiện dự án phát triển khu du lịch Hồ Tràm, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trị giá 4,2 tỉ USD, được cấp phép năm ngoái.

Với sự đa dạng của các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, hàng không, đến giao thông, tài chính – ngân hàng, y tế... chúng ta hy vọng rằng cơ cấu nguồn vốn FDI sẽ chuyển hướng vào các ngành công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho xã hội. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao Việt Nam giải quyết sớm các yếu kém về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cũng như thủ tục hành chính để đẩy nhanh hiệu quả thu hút FDI vào các ngành công nghiệp kỹ thuật cao từ Mỹ.

(Theo N.MINH // Báo Cần Thơ Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Quyết liệt xóa bỏ tình trạng đô-la hóa
  • Sức hút của vàng trước nguy cơ lạm phát
  • Giám sát chặt dòng vốn
  • Yết giá bằng nội tệ: Còn nhiều vấn đề phải bàn
  • Mô hình tài chính Hồi giáo có phải là giải pháp?
  • Tám tỷ USD kích cầu: Coi chừng lạm phát
  • Đã đến lúc phải bàn về giai đoạn “hậu khủng hoảng”
  • Mỹ sẽ trở thành nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam trong 3 năm tới ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!