Các nhà kinh tế dùng chỉ số mức độ USD hoá nền kinh tế (tiền gửi bằng ngoại tệ so với tổng tiền gửi và so với tổng phương tiền thanh toán - M2 để đánh giá mức độ USD hoá của nền kinh tế. Khi chỉ số này trên 30% thì được coi là mức độ USD hoá trầm trọng và phản ánh thói quen, mức độ ưa dùng ngoại tệ cao. Theo thống kê với nền kinh tế VN, chỉ số mức độ USD hoá nền kinh tế vào thời điểm cuối năm 2008 đã giảm đáng kể so với những năm đầu của thập kỷ 90. Những năm 90, tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ so với tổng tiền gửi và so với M2 ở VN đều ở mức trên dưới 30%. Tuy nhiên, vào cuối năm 2008, các tỷ lệ này đều ở mức trên dưới 20%. Như vậy, nếu căn cứ vào các chỉ số này, chúng ta khó có thể có kết luận rằng thói quen sử dụng ngoại tệ của dân chúng VN "gia tăng" hơn những năm trước đây.
Thách thức thực tế VN
Việc minh bạch hoá hơn nữa chính sách tỷ giá, tránh các "cú sốc" cũng sẽ giúp DN tự tin hơn với việc yết giá bằng đồng nội tệ. |
Thời gian qua, nếu dạo quanh thị trường, những nơi tập trung nhiều khách nước ngoài tới tham quan, mua sắm ở Hà Nội như khu phố cổ ta sẽ thấy những người bán hàng dù không niêm yết giá hàng bằng USD nhưng khi khách là người ngoại quốc đến hỏi thì họ đều nói giá bằng USD. Tại các cửa hàng bán ôtô, xe gắn máy và các công ty kinh doanh máy tính và linh kiện máy tính cũng là một trong những đối tượng tỏ ra rất “lưu luyến” với các ngoại tệ... theo cách thức này hay cách thức khác. Ví dụ chủ cửa hàng này họ bảo "con này 43 ngàn" (cho dù không nói USD nhưng người mua chắc chắn phải hiểu là 43 ngàn USD)... Hoặc cách yết giá khác có kèm giá USD phía sau như kiểu yết chiếc Toyota Corolla Altis 2.0Z AT 2009: Giá: 778.960.000 VND (42.800,00 USD)". Một DN máy tính ở phố Lý Nam Đế (Hà Nội) kể: Việc niêm yết giá hàng được Cty thống nhất niêm yết song song một bên là VND và một bên là USD;... và phần lớn các khách sạn vẫn tỏ ra khá phân vân với niêm yết giá phòng và thực đơn bằng đồng nào...
Chính sách nào ?
Ngày 8/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động trên lĩnh vực này. Thủ tướng yêu cầu các ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép, quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa bằng ngoại tệ. Chủ trương này đang có hiệu quả, dân chúng đang thay đổi hành vi của mình sang yết giá bằng VND. Tuy nhiên, với những căn nguyên cốt lõi, vấn đề đặt ra cho các nhà điều hành và lập chính sách vẫn là làm thế nào để dân chúng và DN có lòng tin vào việc yết giá bằng VND. Có như vậy chủ trương này mới thực sự đi vào cuộc sống. Khi đó họ yết giá hàng hoá và dịch vụ bằng cả lòng tin và tình yêu đất nước.
Thực tế cho thấy, chính sách nói chung cần có sự thực thi từ vĩ mô đến vi mô. Trong trường hợp này, để dân chúng và DN mãi mãi tin vào nội tệ và yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng VND thì các nhà đều phải vào cuộc:
Nhà nước cần có chính sách đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định, đặc biệt là ổn định đồng tiền VN (VND). Kiềm chế lạm phát ở mức phù hợp; điều hành tỷ giá theo hướng khuyến khích xuất khẩu nhưng đảm bảo không tổn thương nhiều đến DN nhập khẩu và các DN vay nợ ngoại tệ. Minh bạch hoá hơn nữa chính sách tỷ giá, lãi suất theo hướng dự báo được, tránh các "cú sốc". Có chính sách phù hợp đảm bảo nguồn cung ngoại tệ do DN nhập khẩu; Khuyến khích các NHTM đưa ra các công cụ phòng tránh rủi ro tỷ giá (forex hedging instruments).
(Theo An Châu // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com